Page 38 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 38
3.2.4. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân
Tác dụng toàn thân là quá trình thuốc phát huy tác dụng sau khi được
hấp thu vào máu và phân bố tới các tế bào và mô. Ví dụ: morphin dạng thuốc
uống hoặc thuốc tiêm được đưa tới khắp cơ thể, tác dụng chủ yếu ở hệ thần
kinh trung ương, ức chế trung tâm đau làm giảm đau toàn thân.
Tác dụng tại chỗ là tác dụng của thuốc xảy ra trước khi hấp thu tại nơi
đưa thuốc. Ví dụ: dùng thuốc sát khuẩn ngoài da, thuốc tê, thuốc làm săn se
niêm mạc, thuốc bảo vệ niêm mạc...
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
3.3.1. Dạng bào chế và cách dùng thuốc
- Độ tan của thuốc: Được xác định bởi hệ số lipid/nước của thuốc.
- Hệ số phân ly của thuốc: phụ thuộc vào pH của môi trường.
- Sự thay đổi cấu trúc hóa học làm thay đổi cường độ tác dụng của
thuốc, có thể làm thay đổi hoàn toàn hoặc đảo ngược tác dụng.
Dạng thuốc nào giúp cho sự hấp thu càng nhanh thì tác dụng của thuốc
xuất hiện càng sớm và ngược lại. Thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch tác dụng
nhanh hơn thuốc dùng đường uống.
Lượng thuốc đưa vào cơ thể thấp hơn liều tối thiểu sẽ không có tác
dụng phòng, chữa bệnh. Mặt khác, nếu lượng thuốc đưa vào cơ thể quá liều
tối đa sẽ gây độc, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
3.3.2. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng của thuốc khi dùng đồng thời
hai hay nhiều thuốc hoặc có một thuốc khác đã được dùng trước đó. Kết quả
của tương tác có thể dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, thậm chí
gây độc hoặc làm mất hiệu lực điều trị. Tương tác thuốc có thể xảy ra theo cơ
chế dược lực học hoặc cơ chế dược động học. kết quả làm thay đổi tác dụng
của thuốc ở những mức độ khác nhau.
Tương tác dược lực học là những tương tác làm thay đổi tác dụng của
thuốc khi hai thuốc tác dụng trên cùng thụ thể, cùng tổ chức hoặc hệ thống
38