Page 34 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 34
2.4.1. Thải trừ thuốc qua thận
Các thuốc được thải trừ khỏi cơ thể ở cả dạng đã bị chuyển hóa lẫn
dạng nguyên vẹn. Các cơ quan thải trừ thuốc (không kể phổi) thải trừ phần
lớn các chất đã phân cực. Các thuốc tan trong mỡ khó được thải trừ qua nước
tiểu.
Thải trừ qua thận là đường thải trừ quan trọng nhất. Khoảng 90% thuốc
thải trừ qua đường này. Thông thường phần không liên kết với protein huyết
tương của các chất tan trong nước được thải trừ qua thận theo cơ chế lọc qua
cầu thận, tái hấp thu ở ống thận và bài tiết qua ống thận. Tốc độ lọc ở cầu thận
tăng khi nồng độ thuốc tự do trong huyết tương tăng, lưu lượng máu đến các
mao mạch cầu thận tăng, trọng lượng phân tử thuốc nhỏ. Ngoài ra tốc độ lọc
thuốc ở cầu thận có thể tăng khi giảm liên kết thuốc với protein huyết tương
(do giảm nồng độ protein huyết tương hoặc do dùng đồng thời với thuốc có ái
lực cao với protein huyết tương).
Từ cầu thận nước tiểu chuyển vào ống thận với tốc độ tăng dần. Nồng
độ thuốc ở đây cũng được tăng lên do sự tái hấp thu nước. Hầu hết các thuốc
được tái hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động. Quá trình này phụ thuộc
vào độ tan của thuốc, pKa của thuốc và pH của nước tiểu. Những chất tan
trong lipid dễ được tái hấp thu qua ống thận, ngược lại những chất ưa nước
(hydrophilic) ít được tái hấp thu, dễ dàng bài tiết theo nước tiểu.
Bài tiết thuốc qua các tế bào biểu mô ở ống thận được thực hiện theo cơ
chế vận chuyển tích cực. Các chất vận chuyển nằm ở màng các tế bào biểu
mô của ống lượn gần. Khi thuốc được bài tiết qua ống thận, cân bằng giữa
thuốc ở dạng tự do và dạng liên kết với protein bị phá vỡ để thiết lập cân bằng
mới và thuốc ở dạng tự do lại tiếp tục được bài tiết qua tế bào ống thận. Như
vậy, phần thuốc liên kết với protein gián tiếp được bài tiết qua tế bào ống
thận. Trong khi đó ở quá trình lọc của cầu thận việc phá vỡ dạng liên kết
thuốc với protein không đáng kể vì nồng độ thuốc ở dạng tự do không thay
đổi.
Khả năng thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc vào các yếu tố:
34