Page 35 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 35
Sức lọc của cầu thận. Đối với bệnh nhân thiểu năng thận, thuốc thải trừ
qua thận kém, dẫn đến có thể gây tăng độc tính của thuốc thải trừ qua thận.
Sự bài tiết và tái hấp thu của ống thận.
Độ pH của nước tiểu có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tái
hấp thu thuốc ở ống thận.
Khi nước tiểu acid, các thuốc có tính kiềm dễ bị đào thải (quinin tăng
thải trừ qua thận khi nước tiểu acid).
Khi nước tiểu kiềm, các thuốc có tính acid dễ bị đào thải (kiềm hóa
nước tiểu để tăng đào thải phenobarbital qua thận khi ngộ độc thuốc).
2.4.2. Thải trừ thuốc qua đường tiêu hoá
Các thuốc được thải trừ qua phân chủ yếu là thuốc không được hấp thu,
các thuốc dùng đường uống hoặc các chất chuyển hóa được thải trừ theo mật
hay các chất được thải trừ trực tiếp vào ống tiêu hóa mà không được tái hấp
thu.
Hầu hết các thuốc không tan trong nước hoặc tan trong nước nhưng
không hấp thu qua đường uống đều được thải trừ qua đường tiêu hóa (theo
phân) như: than hoạt, dầu parafin, sorbitol...Một số thuốc sau khi chuyển hóa
ở gan sẽ thải trừ qua mật xuống ruột, một phần thuốc được hấp thu trở lại ở
ruột và thực hiện chu kỳ gan - ruột, phần khác được thải trừ theo phân. Phần
lớn kháng sinh dùng đường uống có thể gây rối loạn tiêu hoá do làm giảm
lượng vi khuẩn có ích trong ruột.
2.4.3. Thải trừ thuốc qua các đường khác
Các thuốc dễ bay hơi được thải trừ theo đường hô hấp như: thuốc mê
đường hô hấp, ethanol, các tinh dầu...
Thải trừ thuốc qua tuyến mồ hôi như: Rifampicin. tinh dầu, rượu...
Thải trừ thuốc qua niêm mạc mắt, mũi, miệng như: sulfamid,
rifampicin...
3. Tác dụng của thuốc
3.1. Đích tác dụng của thuốc
35