Page 43 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 43

4.4.2. Suy giảm chức năng thận

                            Để đánh giá khả năng thải trừ thuốc qua thận, thường chỉ dựa vào độ

                     thanh  thải  creatinin  để  nhận  biết  mối  tương  quan  tới  các  thông  số  như  độ

                     thanh thải hay thời gian bán thải thuốc. Suy giảm chức năng thận có thể dẫn

                     đến giảm thải trừ thuốc (hoặc chất chuyển hoá của nó), nên thuốc có thể gây

                     độc. Một số thuốc mất hiệu lực khi chức năng thận suy giảm.

                            Độ nhạy cảm với một số thuốc có thể tăng lên ngay cả khi sự thải trử

                     thuốc ở thận chưa bị suy giảm. Ở người suy thận, liều lượng của nhiều thuốc

                     cần được điều chỉnh để tránh tác hại mà vẫn bảo đảm được hiệu quả điều trị.

                     Khi chức năng thận suy nặng thì cần phải giảm liều của một số thuốc có độc

                     tính cao và có bị thải hoàn toàn hoặc một phần qua thận.


                            Với người suy thận, liều ban đầu giống như liều vẫn thường dùng cho
                     người có chức năng thận bình thường, còn những liều duy trì sẽ được điều


                     chỉnh theo chức năng thận, có thể bằng hai cách:
                            - Giảm liều dùng nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa các liều kế


                     tiếp giúp duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương hằng định hơn.
                            - Nới rộng khoảng cách giữa các lần dùng nhưng không thay đổi liều.


                            Các thuốc tránh dùng cho bệnh nhân suy thận nặng bao gồm: thuốc lợi

                     tiểu (acetazolamid, hydrocholothiazid), các muối bismuth, thuốc điều trị đái

                     đường (gliclazid, glibenclamid, metformin), thuốc chống viêm không steroid

                     (indomethacin, ibuprofen), kháng sinh (aminoglycosid, vancomycin)…



                     Câu hỏi lượng giá:

                        1.  Trình  bày  định  nghĩa  thuốc,  khái  niệm  thuốc  gốc,  thuốc  biệt  dược,

                            thuốc thiết yếu?

                        2.  Kể tên các dạng bào chế thuốc?

                        3.  Nêu ưu, nhược điểm của các đường dùng thuốc?

                        4.  Phân tích sự biến đổi của thuốc trong cơ thể?

                        5.  Nêu các cách tác dụng của thuốc trong cơ thể?

                      Tài liệu tham khảo



                                                                                                          43
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48