Page 39 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 39

phản hồi. Kết quả tương tác có thể làm tăng tác dụng của nhau (tác dụng hiệp

                     đồng) hoặc làm giảm tác dụng của nhau (tác dụng đối kháng).

                            Tương tác dược động học là sự ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân

                     bố, chuyển  hoá hoặc  thải  trừ  của  thuốc  khi  dùng  đồng  thời với  một  thuốc

                     khác. Vì có sự khác biệt nhiều giữa các cá thể nên khó dự đoán chính xác các

                     loại tương tác.

                            - Tương tác trong quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra trong hệ thống tiêu

                     hoá khi dùng các thuốc qua đường uống. Kết quả của tương tác làm thay đổi

                     hấp thu thuốc (chủ yếu làm giảm hấp thu). Có thể tránh những tương tác trên

                     bằng cách uống các thuốc cách nhau từ 2 đến 3 giờ. Những thay đổi hấp thu

                     trong ống tiêu hoá do tương tác thuốc có thể do nhiều yếu tố khác nhau: thay


                     đổi pH, ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hoá, ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn
                     đường ruột, tạo phức không tan v.v..


                            - Tương tác trong quá trình phân bố: Sau khi hấp thu, thuốc được phân
                     bố đến các tổ chức. Trong quá trình đó thuốc có thể tương tác với các thuốc


                     khác. Một  vấn đề  được  quan tâm  nhiều  là  sự  thay  thế  liên kết với  protein
                     huyết tương khi dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc. Trong những trường hợp


                     này thuốc có ái lực mạnh hơn với protein sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí liên

                     kết của nó dẫn đến làm tăng nồng độ của thuốc đó trong huyết tương, tăng

                     nguy  cơ  ngộ  độc  (đặc  biệt  đối  với  những  thuốc  có  tỷ  lệ  liên  kết  cao  với

                     protein).

                            - Tương tác trong quá trình chuyển hoá thuốc: là quá trình gây cảm ứng

                     hoặc ức chế enzym chuyển hoá thuốc khi dùng kết hợp thuốc. Hậu quả của

                     tương tác này tuỳ thuộc vào hoạt tính sinh học của chất chuyển hoá so với

                     chất "mẹ". Thông thường chất chuyển hoá mất hoạt tính hoặc có hoạt tính

                     kém hơn chất mẹ nên ức chế enzym sẽ tăng tác dụng của thuốc; ngược lại

                     cảm ứng enzym làm giảm tác dụng của thuốc. (Xem thêm phần ức chế enzym

                     và cảm ứng enzym trong chuyển hoá thuốc).

                            - Tương tác trong quá trình thải trừ thuốc: Phần lớn các thuốc được thải

                     trừ qua thận theo cơ chế lọc qua cầu thận, tái hấp thu ở ống thận và bài tiết



                                                                                                          39
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44