Page 31 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 31

2.1.4. Hấp thu thuốc qua đường hô hấp

                            Các thuốc ở thể lỏng, khí, chất dễ bay hơi và những chất rắn có khả

                     năng phân tán thành hạt siêu mịn có khả năng hấp thu qua đường hô hấp. Khi

                     hít thuốc vào phổi, thuốc sẽ  hấp thu qua tế bào biểu mô phế nang vào máu.

                     Sự cân bằng nồng độ thuốc ở phế nang và ở máu xảy ra rất nhanh nên thuốc

                     phát huy tác dụng nhanh. Thuốc hấp thu tốt qua đường hô hấp bao gồm một

                     số  thuốc  gây  mê  qua  đường  hô  hấp:  Halothan,  isofluran,  enfluran,  dinitro

                     oxyd (N 2O)…v.v.

                     2.1.5. Hấp thu thuốc qua da

                            Phần lớn các thuốc bôi ngoài da thường cho tác dụng tại chỗ. Tuy nhiên

                     đối với trẻ em thì việc hấp thu thuốc qua da tăng đáng kể do da trẻ em do có


                     lớp biểu bì mỏng nên khả năng thấm thuốc  mạnh hơn so với người lớn. Vì
                     vậy khi dùng thuốc bôi ngoài da có độc tính cao cho trẻ em cần phải thận


                     trọng.
                     2.2. Phân bố thuốc


                            Sau khi hấp thu vào máu, phân tử thuốc tồn tại một phần ở dạng tự do
                     và một phần ở dạng gắn kết với protein huyết tương theo một tỷ lệ nhất định


                     tùy thuộc từng loại thuốc. Phần thuốc ở dạng phân tử tự do (không gắn với

                     protein) sẽ qua được thành mạch để tới các tế bào và mô. Quá trình phân bố

                     làm cho nồng độ thuốc trong máu và ở các mô đạt trạng thái cân bằng.

                            Việc gắn thuốc vào protein là thuận nghịch và thuốc sẽ được giải phóng

                     dần thành dạng tự do trong máu, từ đó vận chuyển dần vào tế bào và mô, từ

                     đó bắt đầu tác dụng. Những thuốc có tỷ lệ gắn với protein huyết tương cao sẽ

                     tồn tại lâu trong cơ thể và cho tác dụng kéo dài.

                            Khi được phân bố đến các tổ chức, một số thuốc có thể bị tích luỹ ở

                     một vài bộ phận trong cơ thể. Khả năng tích lũy thuốc trong cơ thể có thể kéo

                     dài hàng tháng, hàng năm hoặc vĩnh viễn. Ví dụ, asen, chì và những kim loại

                     nặng khác có khả năng tích lũy ở lớp sừng, lông, tóc. Tetracyclin tích lũy ở

                     xương, răng trẻ em làm phân hủy lớp ngà từ đó làm ố màu răng.

                     2.3. Chuyển hoá thuốc



                                                                                                          31
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36