Page 29 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 29
thuốc dùng tại chỗ thường ít được hấp thu vào tuần hoàn chung gây tác dụng
toàn thân do vậy thường ít độc với cơ thể.
2. Sự biến đổi của thuốc trong cơ thể
2.1. Hấp thu thuốc
2.1.1. Đặc điểm chung
Hấp thu thuốc là quá trình vận chuyển các phân tử thuốc từ nơi đưa
thuốc vào máu, từ đó thuốc mới để đi tới các tế bào, mô, phát huy tác dụng
điều trị. Ngoại trừ đường dùng tại chỗ và đường tiêm tĩnh mạch, để vào được
tuần hoàn các thuốc phải vượt qua được một hoặc nhiều lớp màng tế bào. Quá
trình hấp thu thuốc phụ thuộc chủ yếu vào việc vận chuyển thuốc qua màng tế
bào, có thể xảy ra theo 3 cơ chế sau:
- Lọc qua màng: Các chất hoà tan trong nước có phân tử lượng thấp có
thể vượt qua màng một cách dễ dàng theo các ống dẫn nước nước xuyên qua
màng nhờ sự chênh lệch áp suất thủy tĩnh hoặc áp suất thẩm thấu giữa trong
và ngoài màng.
- Vận chuyển thụ động: các phân tử thuốc thường thấm qua màng bằng
cách khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ nhờ khả năng hòa tan của thuốc
trong màng lipid.
- Vận chuyển tích cực: là loại vận chuyển đặc biệt sử dụng năng lượng
điện hóa để di chuyển một phân tử từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ
cao.
Quá trình hấp thu thuốc phụ thuộc vào khả năng hòa tan của thuốc, do
vậy dạng bào chế và đường dùng thuốc ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc.
Thuốc tan nhiều trong nước dễ hấp thu hơn dạng dầu, hỗn dịch hoặc nhũ dịch.
Nồng độ càng cao thì khả năng hấp thu càng nhanh và ngược lại. Vùng hấp
thu có nhiều mạch máu đi qua thì hấp thu càng nhanh.
Thuốc tiêm vào các mô và cơ bỏ qua hàng rào biểu mô dưới da và được
hấp thu dễ dàng qua kẽ hở giữa các tế bào nội mạc mao mạch. Trong ruột,
phổi và da, trước tiên các thuốc phải được hấp thu qua một lớp tế bào biểu mô
29