Page 266 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 266

+
                            + Phù nội bào: xảy ra khi mất nhiều Na , ứ nước ở ngoại bào, thiếu
                     oxy, rối loạn chuyển hóa... dẫn đến nhược trương ngoại bào, nước vào trong

                     tế bào. Gặp trong suy thượng thận, bệnh addison, trường hợp mất nhiều điện

                     giải nhưng chỉ bù nước nhược trương, trường hợp tăng lượng nước nội sinh

                     do tăng chuyển hóa (sốt)...

                            Trên thực tế, phù gặp trong lâm sàng thường có vài cơ chế kết hợp. Ví

                     dụ:  Phù  gan:  do  giảm  áp  lực  keo,  tăng  áp  lực  tĩnh  mạch  cửa,  giảm  hủy

                     hormon, tăng tính thấm thành mạch. Phù tim: ngoài tăng áp lực thủy tĩnh còn

                     cơ  chế  tiết  aldosteron,  giảm  bài  tiết  thận,  tăng  tính  thấm  thành  mạch.  Phù

                     viêm: tăng áp lực thủy tĩnh, tăng tính thấm mạch, tăng áp lực thẩm thấu. Phù

                     phổi: tăng áp lực thủy tĩnh, tăng tính thấm mạch.


                     1.6.2. Rối loạn cân bằng điện giải
                             Rối loạn cân bằng điện giải sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ


                     quan trong cơ thể. Quan trọng nhất là rối loạn cân bằng nồng độ natri, kali và
                     canxi.


                     1.6.2.1. Rối loạn cân bằng natri máu
                            Natri có mặt chủ yếu ở khu vực ngoài tế bào, tham gia duy trì áp lực


                     thẩm thấu và hệ đệm.

                            - Giảm natri máu: gây hiện tượng nước vào tế bào, giảm thể tích máu

                     dẫn  đến  giảm  huyết  áp,  trụy  mạch,  thiểu  niệu,  suy  thận.  Giảm  natri  máu

                     thường do mất natri qua đường tiêu hóa (nôn, hút dịch trong tắc ruột, tiêu

                     chảy cấp), qua nước tiểu (viêm thận mãn, bệnh addison), qua mồ hôi.

                            - Tăng natri máu: ít gặp hơn, thường xảy ra do bệnh nội tiết như ưu

                     năng  thượng  thận  (bệnh  cushing),  dùng  nhiều  ACTH,  cortison,  tăng

                     aldosteron sau suy tim, suy gan, suy thận... Khi tăng natri máu dẫn đến giữ

                     nước gây phù, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm protein máu...

                     1.6.2.2. Rối loạn cân bằng kali máu:   Kali chủ yếu trong tế bào, nhưng ngoài

                     tế bào cũng có vai trò quan trọng duy trì tính chịu kích thích của sợi cơ, nhất

                     là cơ tim.






                                                                                                         266
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271