Page 263 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 263

- Theo áp lực thẩm thấu: căn cứ vào lượng điện giải mất kèm với nước,

                     chia ra:

                            Mất nước ưu trương: khi mất nước nhiều hơn mất điện giải, gây ra tình

                     trạng ưu trương cho cơ thể (đái nhạt, mất nước do mất nhiều mồ hôi, sốt, tiếp

                     nước không đủ....)

                            Mất nước đẳng trương: mất cả nước và điện giải, áp lực thẩm thấu vẫn

                     giữ được cân bằng, gặp trong tiêu chảy, nôn, mất máu, mất huyết tương do

                     bỏng..., có thể gây hậu quả xấu trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhiễm độc thần

                     kinh.

                            Mất nước nhược trương: khi lượng điện giải mất nhiều so với nước,

                     làm cho dịch cơ thể trở thành nhược trương, gặp trong suy thận mạn, bệnh


                     Addison,  tiếp  nước  không  kèm  tiếp  muối,  rửa  dạ  dày  bằng  dịch  nhược
                     trương...


                            - Theo khu vực mất nước
                            Mất nước ngoại bào: là loại mất nước thường gặp nhất. Triệu chứng nổi


                     bật là giảm khối lượng tuần hoàn, huyết áp hạ có thể dẫn đến trụy tim mạch,
                     thận giảm bài tiết nước tiểu. Ngoài ra còn gây rối loạn chuyển hóa do cơ thể


                     thiếu oxy dẫn đến nhiễm toan, nhiễm độc.

                            Mất nước nội bào: trong trường hợp khu vực ngoại bào bị ưu trương (ứ

                     muối) như: ưu năng thượng thận gây tăng tiết aldosteron, đái nhạt, bệnh lý
                                  +
                     thận giữ Na  lại, bù không đủ nước trong sốt. Hậu quả là nước trong tế bào bị

                     kéo ra, gây khát, miệng khô, mệt mỏi, nước tiểu ít, có thể sốt, mê man.

                            Một số trường hợp mất nước thường gặp:

                            - Mất nước do tiêu chảy:  mỗi ngày, ống tiêu hóa tiết khoảng 8 - 10 lít

                     dịch kèm theo các chất điện giải. Dịch tiêu hóa gồm dịch dạ dày, dịch ruột,

                     dịch mật, dịch tụy và nước bọt. Dịch tiêu hóa sẽ được hấp thu hoàn toàn cùng

                     với thức ăn. Trong trường hợp đặc biệt, ống tiêu hóa có thể hấp thu tới 25 - 30

                     lít/ngày (trong bệnh đái nhạt). Ngược lại, khi bị viêm hoặc ngộ độc thì ống

                     tiêu hóa sẽ tăng tiết phản ứng đến 30 - 40 lít/ngày.






                                                                                                         263
   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268