Page 265 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 265
- Các cơ chế gây phù :
+ Tăng áp lực thủy tĩnh ở lòng mạch: áp lực thủy tĩnh có tác dụng đẩy
nước đi. Áp lực thủy tĩnh tăng làm cho nước bị đẩy từ lòng mạch ra ngoài và
gây phù (gặp trong suy tim hoặc các trường hợp tĩnh mạch bị chèn ép do khối
u, garô, đứng lâu, phù chân ở phụ nữ có thai...)
+ Giảm áp lực keo: áp lực keo của máu do protein quyết định có tác
dụng giữ nước lại lòng mạch. Khi áp lực keo máu giảm làm cho nước từ lòng
mạch ra ngoài gian bào gây phù. (gặp trong: xơ gan, suy dinh dưỡng, hội
chứng thận hư và các trường hợp giảm protein huyết tương khác).
+ Tăng áp lực thẩm thấu gian bào: trong một số trường hợp bệnh lý,
+
Na bị giữ lại ở máu và gian bào làm cho áp lực thẩm thấu tăng dẫn đến tích
nước gian bào gây phù. Gặp trong; viêm thận (nhất là viêm cầu thận), u
thượng thận (hội chứng Conn do tăng tiết aldosteron và các corticoid).
+ Tăng tính thấm thành mạch: bình thường protein không qua được
thành mạch để ra gian bào. Khi thành mạch bị tổn thương, protein thoát ra
gian bào, dẫn đến giảm áp lực keo trong lòng mạch. Khi đó áp lực thủy tĩnh
càng cao hơn áp lực keo và đẩy nước từ lòng mạch ra gian bào gây phù (viêm,
dị ứng, côn trùng đốt, phù phổi cấp).
+ Tắc mạch bạch huyết: làm tăng áp lực thủy tĩnh phía trước vùng bị
tắc, đẩy nước từ lòng mạch bạch huyết ra gian bào gây phù (viêm bạch mạch,
phù do giun chỉ).
- Các loại phù
+ Phù toàn thân: khi các cơ chế gây phù có tác dụng trong phạm vi toàn
thân. Ví dụ: tăng áp lực thủy tĩnh gây phù trong suy tim, giảm áp lực keo gây
phù trong suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, xơ gan, tăng áp lực thẩm thấu
gây phù (viêm thận).
+ Phù cục bộ: do tăng tính thấm cục bộ (phù viêm, dị ứng, côn trùng
đốt); do chèn ép làm tăng áp lực thủy tĩnh cục bộ gây phù (thắt garô, u chèn
ép, phù phổi).
+ Phù ngoại bào: là các loại phù đã phân tích ở trên.
265