Page 261 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 261

mao mạch là 40mmHg, rồi giảm xuống 28mmHg, đến cuối mao mạch chỉ còn

                     16mmHg.  Áp  lực  keo  của  máu  (do  protein  máu  quyết  định)  là  28mmHg

                     không thay đổi trong toàn bộ hệ mạch máu. Do chênh lệch giữa áp lực thủy

                     tĩnh và áp lực keo, nước được đẩy từ máu ra gian bào ở phía đầu mao mạch,

                     đồng thời được nhận lại từ gian bào về máu ở phía cuối mao mạch với lượng

                     tương  đương.  Ngoài  ra,  có  một  phần  rất  nhỏ  (3  -  4%  tức  là  khoảng  2  lít)

                     không trở về mao mạch ngay mà vào đường bạch mạch về tuần hoàn chung.

                            Khi bị viêm hoặc dị ứng, thành mạch bị tăng tính thấm thì protein thoát

                     ra ngoài, làm cân bằng trên bị phá vỡ (áp lực thủy tĩnh thắng áp lực keo) gây

                     tích nước ở gian bào.




                        Gian bào                                                                                     Bạch mạch



                                                   pH > pK         pH = pK           pH < pK
                     Lòng mạch                    40>28               28=28             16<28






                                        Hình 2.1. Sơ đồ trao đổi nước ở mao mạch

                         ( pH là áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch; pK là áp lực keo huyết tương)



                     1.4.2. Trao đổi nước và điện giải giữa gian bào và tế bào

                            Gian bào là khu vực đệm giữa lòng mạch và tế bào. Màng tế bào ngăn

                     cách hai khu vực này. Màng tế bào chỉ cho nước qua lại tự do, không cho các

                     ion tự do khuếch tán qua lại, vì vậy thành phần các chất điện giải giữa hai khu

                                                                              +
                     vực này khác hẳn nhau, ví dụ như nồng độ ion Na  ở gian bào rất cao so với
                                                          +
                     trong tế bào, còn nồng độ ion K  ở trong tế lại cao hơn hẳn so với gian bào.
                     Song tổng điện tích các ion trong và ngoài tế bào bằng nhau, nên áp lực thẩm

                     thấu ngang nhau. Nếu xảy ra sự chênh lệch áp lực thẩm thấu thì nước sẽ được

                     trao đổi để điều chỉnh lại. Chẳng hạn nếu gian bào bị tích Na , làm áp lực
                                                                                              +
                                                             +
                                                                     -
                     thẩm thấu gian bào tăng lên. Do Na  và Cl  không vào được tế bào, nên nước

                                                                                                         261
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266