Page 264 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 264

Trong tiêu chảy cấp, mất nước với số lượng lớn (có thể tới 40 lít/ngày

                     trong bệnh tả), dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn, gây trụy mạch, hạ huyết

                     áp, giảm bài tiết nước tiểu. Ngoài ra, mất nước còn làm cho máu bị cô đặc,

                     giảm tốc độ tuần hoàn, cơ thể thiếu oxy gây rối loạn chuyển hóa tạo acid.

                     Kết hợp với mất kiềm trong dịch tiêu hóa, bệnh nhân càng lâm vào tình trạng

                     nhiễm toan. Mất nước - mất muối kiềm - nhiễm độc là ba biểu hiện chính của

                     tiêu chảy, tạo thành vòng xoắn bệnh lý.

                            Vì vậy, đối với bệnh nhân tiêu chảy cấp cần bù nước, điện giải kịp thời

                     để cắt vòng xoắn bệnh lý. Ngoài ra cần điều chỉnh cân bằng acid - base cho

                     bệnh nhân.

                            - Mất nước do sốt:  Chủ  yếu  theo  đường  hô hấp  do  tăng  thông khí để


                     thải nhiệt và đáp ứng nhu cầu oxy. Ngoài ra mất nước do ra mồ hôi.
                            - Mất nước do mồ hôi: Thường xảy ra vào mùa nóng hoặc khi lao động


                     ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao (lao động trong hầm lò). Khi ra nhiều mồ hôi
                     thì mất nước nhiều hơn điện giải (mất nước ưu trương). Lúc đầu mất nước là


                     chủ yếu, cho nên làm tăng áp lực thẩm thấu dịch gian bào gây cảm giác khát,
                     về sau, còn kèm theo mất điện giải


                            - Mất nước do nôn: Đối với các trường hợp nôn do tắc cao (bệnh dạ

                     dày: tắc môn vị, hẹp môn vị, hoặc do thai nghén), ngoài mất nước bệnh nhân

                     kèm theo mất acid HCl (trong dịch vị). Lúc đầu cơ thể bị nhiễm kiềm, nhưng

                     sau  đó  bệnh  nhân  mất  nước  nhiều  gây  rối  loạn  chuyển  hóa  tích  nhiều  sản

                     phẩm acid chuyển thành nhiễm toan (hay gặp do nôn nhiều ở trẻ nhỏ và phụ

                     nữ có thai). Nôn do tắc thấp (tắc ruột) thì mất nước kèm với mất dịch kiềm,

                     dẫn tới nhiễm toan.

                            - Mất nước do thận: gặp trong đái nhạt, việc bù khối lượng nước và

                     điện giải tương đối dễ dàng.

                     1.6.1.2. Tích nước

                            Tích nước là hiện tượng nước bị giữ lại trong cơ thể, thường gặp nhất

                     trong lâm sàng là phù, thũng. Phù là hiện tượng tích nước ở gian bào. Thũng

                     là tích nước ở các khoang tự nhiên.



                                                                                                         264
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269