Page 262 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 262
sẽ từ trong tế bào đi ra cho đến khi hai bên hết chênh lệch về áp lực thẩm
thấu. Điều này giải thích cho hiện tượng tích nước ở gian bào trong bệnh thận.
1.5. Sự điều hòa khối lượng nước và điện giải (áp lực thẩm thấu)
1.5.1. Vai trò của thần kinh - cảm giác khát
Trung tâm khát nằm ở nhân bụng giữa, thuộc vùng dưới đồi. Tác nhân
kích thích trung tâm này là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu ở dịch gian bào.
Khi cơ thể thừa muối hoặc thiếu nước, gây tăng áp lực thẩm thấu ở gian bào
sẽ kích thích trung tâm khát, gây cảm giác khát, cơ thể sẽ nhập thêm một
lượng nước đến khi áp lực thẩm thấu trở về đẳng trương.
1.5.2. Vai trò của nội tiết
Khi cơ thể có nguy cơ bị mất nước, mất muối thì một số hormon sẽ
tăng tiết để giữ muối, giữ nước cho cơ thể.
1.5.2.1. ADH (anti diuretic hormone): ADH được bài tiết từ vùng dưới đồi,
dự trữ thùy sau tuyến yên, có tác dụng làm tăng tái hấp thu nước ống lượn xa,
ống góp của thận.
1.5.2.2. Aldosterone: Aldosterone là hormon của vỏ thượng thận, có tác dụng
+
điều hòa bài tiết Na .
1.6. Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải
1.6.1. Rối loạn chuyển hóa nước
1.6.1.1. Mất nước: Mất nước xảy ra khi mất cân bằng giữa lượng nước nhập
và xuất (hoặc do cung cấp không đủ hoặc do nước mất quá nhiều) đưa tới
những rối loạn.
Phân loại mất nước
- Theo mức độ:
Mất nước độ I: khi tỷ lệ nước mất dưới 8%.
Mất nước độ II: khi tỷ lệ nước mất từ 8 - 12% .
Mất nước độ III: khi tỷ lệ nước mất từ 12 - 20%
Khi mất nước 20% trở lên thì rất nguy hiểm vì các rối loạn về huyết
động học và chuyển hóa rất nặng nề.
262