Page 269 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 269

Muối của hệ đệm (mẫu số) tham gia trung hòa các acid khi cơ thể bị

                     nhiễm acid. Acid lactic là loại được tạo ra nhiều trong chuyển hóa, được muối

                     kiềm của hệ đệm (NaHCO 3) kết hợp tạo ra muối lactat Na và H 2CO 3. Acid

                     carbonic  yếu  hơn  nhiều  so  với  acid  lactic,  dễ  phân  ly  thành  nước  và  khí

                     carbonic.

                     2.2.2. Vai trò của hô hấp

                            Chức năng chính của bộ máy hô hấp (phổi) là trao đổi khí: lấy oxy từ

                     môi trường bên ngoài cung cấp cho các tế bào và đào thải khí CO 2 ra môi

                     trường. Hemoglobin trong hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển O 2 và CO 2.

                     Lượng CO 2 do  tế bào sản sinh ra hàng ngày tới 800 - 900g, cùng với lượng

                     CO 2 do hệ thống đệm tạo ra sẽ được hệ đệm hemoglobin (Hb) của hồng cầu


                     mang đến phổi thải đi. Khi nồng độ CO 2 tăng cao trong máu sẽ kích thích
                     trung  tâm  hô  hấp  gây  tăng  thông  khí,  đào  thải  CO 2  cho  đến  khi  tỷ  lệ


                     H 2CO 3/NaHCO 3 trở về 1/20. Ngược lại khi pH có xu hướng tăng lên, trung
                     tâm hô hấp bị ức chế, nhịp thở chậm lại và CO 2 được tích lại để tạo H 2CO 3 (CO 2


                     + H 2O      H 2CO 3) cho đến khi tỷ lệ của hệ đệm  trên tăng đến 1/20.

                     2.2.3. Vai trò của thận

                            Đây là cơ quan điều hòa pH chậm nhưng triệt để nhất. Thận tham gia

                     điều hòa pH máu bằng cách đào thải acid và phục hồi lại dự trữ kiềm nhờ các đặc

                     điểm của tế bào ống thận:

                            - Tế bào ống thận có nhiều enzym carboanhydrase (CA), cho nên dễ tạo

                                                     +
                                                                 -
                     H 2CO 3 và phân li nó thành H  và HCO 3
                            - Chứa nhiều glutaminase cho nên tạo được các nhóm NH 4 từ glutamin

                                     +
                                            +
                     để thay thế Na  và K  trong các muối kiềm của nước tiểu, tái tạo muối kiềm.
                            - Tế bào ống thận chịu được pH thấp cho nên đóng vai trò quan trọng

                     thải acid.

                     2.3. Rối loạn thăng bằng kiềm toan

                     2.3.1. Nhiễm toan

                              Là tình trạng các acid từ tế bào hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào huyết

                     tương làm  toan hoá máu, pH có xu hướng giảm (pH <7,35).



                                                                                                         269
   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274