Page 270 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 270
Phân loại nhiễm toan.
- Theo mức độ: Nhiễm toan còn bù là khi các hệ thống đệm trung hòa
được các acid nên pH không giảm, tỷ số của hệ đệm H 2CO 3/NaHCO 3 chưa bị
thay đổi, duy trì ở mức 1/20. Nhiễm toan mất bù khi tỷ số của hệ đệm
H 2CO 3/NaHCO 3 đã bị phá vỡ và pH huyết tương thực sự giảm xuống.
- Theo nguồn gốc
+ Nhiễm toan hơi (còn gọi là nhiễm toan hô hấp): do H 2CO 3 ứ đọng,
lúc đầu cơ thể điều chỉnh bằng cách tăng NaHCO 3 để bù nên pH không giảm
(còn bù), về sau lượng H 2CO 3 tăng lên nhiều, lượng NaHCO 3 không bù đủ,
pH giảm (mất bù).
* Nhiễm toan hơi sinh lý: xảy ra trong giấc ngủ, trung tâm hô hấp kém
nhạy cảm với CO 2 nên nồng độ khí này tăng lên trong máu hoặc khi lao động
nặng CO 2 sản xuất ra nhiều nhưng không thải kịp.
* Nhiễm toan hơi bệnh lý: gặp trong các bệnh đường hô hấp: tắc, hẹp
đường dẫn khí hoặc hạn chế thông khí như: hen, phế quản phế viêm, ngạt,
giãn phế nang, xơ phổi, liệt cơ hô hấp, hoặc các trường hợp: suy tim, ngộ độ
thuốc, gây mê sâu.
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan hơi là tình trạng kém đào thải CO 2,
thiếu oxy, khó thở, tím tái...
+ Nhiễm toan cố định (còn gọi là nhiễm toan chuyển hóa): là tình trạng
ứ đọng các acid của quá trình chuyển hóa.
* Nhiễm toan cố định sinh lý: gặp khi lao động nặng, do một phần
chuyển hóa yếm khí giải phóng nhiều acid lactic, làm tăng acid trong máu;
hoặc gặp khi đói cơ thể huy động mỡ, gan sản xuất thể cetonic.
* Nhiễm toan cố định bệnh lý: các trường hợp chuyển hóa thiếu oxy
như sốt, nhiễm khuẩn, đái tháo đường. Các bệnh thận làm giảm khả năng thải
acid và tái hấp thu muối kiềm: viêm cầu thận, suy thận. Các bệnh đường tiêu
hóa làm mất nhiều muối kiềm: tiêu chảy cấp.
270