Page 267 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 267
- Giảm kali máu: bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi cơ, liệt chi, tắc ruột,
giảm huyết áp tâm trương, nhịp tim nhanh... Gặp trong nôn nhiều, tiêu chảy,
viêm thận mạn, dùng thuốc lợi tiểu quá mức...
- Tăng kali huyết: là trường hợp cấp cứu vì có nguy cơ gây ngừng tim.
Triệu chứng chủ yếu là thần kinh: lú lẫn, mệt mỏi, buồn chân tay, liệt mềm.
Quan trọng nhất là triệu chứng về tim: tim đập chậm, nhỏ, rung thất, trụy
mạch ngoại vi và ngừng tim. Tăng kali máu thường gặp trong thiểu năng thận,
tan hủy tế bào (tan máu), tổn thương mô, điều trị kali quá liều...
1.6.2.3. Rối loạn cân bằng canxi máu
- Giảm canxi máu: gặp trong suy cận giáp, kém hấp thu canxi ở ruột,
thiếu vitamin D, nhiễm kiềm gây giảm quá trình chuyển canxi vào xương.
Nếu giảm canxi nhẹ và kéo dài gây còi xương, suy dinh dưỡng. Giảm canxi
nặng sẽ dẫn đến co giật tự phát, có thể gây ngừng hô hấp.
- Tăng canxi máu: gặp trong cường cận giáp, do canxi bị huy động từ
xương ra máu và đào thải ở thận, bệnh nhân dễ bị gẫy xương. Ngoài ra ngộ
độc vitamin D, nhiễm toan cũng dẫn đến rối loạn canxi máu.
2. Rối loạn thăng bằng kiềm toan
2.1. Ý nghĩa của pH máu
Bình thường pH máu là 7,35 ± 0,05 khá ổn định. Các phản ứng chuyển
hóa trong cơ thể thường xuyên xảy ra đòi hỏi môi trường có pH thích hợp.
Phần lớn các sản phẩm do chuyển hóa sinh ra có tính acid làm pH trong tế bào
giảm. Để pH luôn ở mức ổn định tế bào luôn sử dụng hệ thống đệm của mình
để trung hòa bớt các acid, đồng thời thải một số acid (acid carbonic, lactic,
xetonic) ra huyết tương.
Huyết tương phải nhận các acid của tế bào thải ra, các acid và kiềm từ
thức ăn, trao đổi acid và kiềm với dịch tiêu hóa, vì vậy pH huyết tương dễ bị
biến động. Nếu huyết tương tích nhiều sản phẩm acid sẽ cản trở sự đào thải
acid của tế bào. Do vậy, quá trình điều hòa pH của huyết tương liên tục xảy ra
để duy trì sự ổn định pH trong các tế bào và trong toàn cơ thể. Quá trình này
267