Page 260 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 260
--
+
-
+
Trong đó vai trò quan trọng nhất là Na , K , Cl , HPO 4 . Tham gia các hệ
đệm, điều chỉnh pH máu.
1.2. Nhu cầu nước và điện giải của cơ thể
- Lượng nước nhập vào phải luôn cân bằng với lượng nước bài tiết ra
để không gây ứ nước hoặc mất nước (1,6 đến 3,5 lít/ngày; trung bình là 2,5
lít/ngày).
- Lượng muối ăn vào cũng phải luôn cân bằng với lượng muối thải ra
khỏi cơ thể. Hàng ngày, cơ thể cần khoảng 10 đến 30 gram muối, chủ yếu là
NaCl. Nhu cầu NaCl cao, mà lượng NaCl có sẵn trong lương thực, thực phẩm
không đủ, do vậy cần phải bổ sung thêm vào thức ăn hàng ngày. Sau NaCl thì
calci, kali cũng rất quan trọng.
1.3. Phân bố nước và điện giải trong cơ thể
- Trong cơ thể nước được phân thành hai khu vực: Khu vực trong tế
bào: nước chiếm 40 - 50% trọng lượng cơ thể. Khu vực ngoài tế bào: nước
chiếm 20%, trong đó 5% ở lòng mạch, còn 15% ở khu vực gian bào.
- Các chất điện giải cũng chia ra hai khu vực: trong và ngoài tế bào. Số
+
lượng mỗi ion ở từng khu vực rất khác nhau (Na , Cl có nhiều ở gian bào,
-
+
---
lòng mạch, nhưng có rất ít ở trong tế bào. K , PO 4 có rất nhiều trong tế bào,
nhưng có rất ít ngoài tế bào. Tuy nhiên, tổng điện tích các ion ở hai khu vực
lại ngang nhau.
1.4. Trao đổi nước và điện giải giữa các khu vực trong cơ thể
1.4.1. Trao đổi nước và điện giải giữa gian bào và lòng mạch
Thành mạch luôn cho các phân tử có trọng lượng phân tử nhỏ
(M < 68.000), nước và các chất điện giải qua lại tự do. Protein do kích thước
lớn không qua được, vì vậy lượng protein trong lòng mạch bao giờ cũng cao
hơn ở gian bào. Các chất điện giải ở hai khu vực này tương đương nhau, cho
nên áp lực thẩm thấu bằng nhau. Bình thường luôn có sự trao đổi nước giữa
hai khu vực trên, do sự khác nhau về áp lực thủy tĩnh (có xu hướng đẩy nước
từ lòng mạch ra gian bào) và áp lực keo của máu (có xu hướng kéo nước từ
gian bào vào lòng mạch). Càng xa tim, áp lực thủy tĩnh càng giảm dần, ở đầu
260