Page 259 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 259
Bài 15.
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢI
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG KIỀM TOAN VÀ SỰ PHỤC HỒI
Số tiết: 05
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được 3 cách phân loại mất nước
2. Giải thích được cơ chế bệnh sinh của mất nước và điện giải
3. Phân tích được các cơ chế gây phù
4. Trình bày được một số rối loạn điện giải và rối loạn thăng bằng kiềm
toan thường gặp
5. Trình bày được các biện pháp điều chỉnh rối loạn nước – điện giải,
thăng bằng kiềm toan
1. Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải
1.1. Vai trò của nước và điện giải trong cơ thể
1.1.1. Vai trò của nước trong cơ thể: bình thường nước trong cơ thể chiếm
khoảng 60 - 80% trọng lượng cơ thể. Nước có nhiều vai trò quan trọng trong
cơ thể:
- Tham gia vào việc duy trì khối lượng tuần hoàn, do đó duy trì huyết
áp.
- Nước là môi trường cho mọi phản ứng hóa học (oxy hóa khử, thủy
phân).
- Nước là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng, đào
thải các sản phẩm chuyển hóa.
- Làm giảm ma sát giữa các màng (tim, phổi, bụng và ruột).
- Điều hòa thân nhiệt: qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu.
1.1.2. Vai trò chung của điện giải trong cơ thể: Quyết định áp lực thẩm thấu
của cơ thể: tham gia phân bố nước, duy trì áp lực thẩm thấu giữa các khu vực.
259