Page 15 - Chính trị
P. 15

+ Nội dung của quy luật

                       - Khái niệm và đặc trưng phủ định biện chứng

                       1) Khái niệm, Thế giới vẫn tồn tại, vận động phát triển không ngừng. Sự vật
                   hiện tượng nào đó xuất hiện, mất đi, thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác. Sự
                   thay thế đó gọi là phủ định.
                       Nhận xét: phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi,
                   đi xuống, tan rã. Phủ định biện chứng là phủ định gắn liền với sự vận động phát
                   triển.

                       2) Đặc trưng của phủ định biện chứng:

                       Một là, sự tự phủ định do mâu thuẫn bên trong, vốn có của sự vật.

                       Hai là, phủ định có sự kế thừa yếu tố tích cực của sự vật cũ và được cải biến
                   đi cho phù hợp với cái mới. Đó là kế thừa có chọn lọc.

                       Ba là, sự phủ định vô tận. Cái mới phủ định cái cũ, nhưng cái mới không
                   mới mãi, nó sẽ bị cái mới khác phủ định. Không có lần phủ định nào là lần phủ
                   định cuối cùng.
                       Bốn là, phủ định biện chứng gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; mỗi loại
                   sự vật có phương thức phủ định riêng. Phủ định trong tự nhiên khác với phủ định
                   trong xã hội, và cũng khác với phủ định trong tư duy.

                       -  Phủ định của phủ định
                       1)  Tính chu kỳ của sự phát triển

                       Chu kỳ của sự phát triển là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ
                   định, sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn.
                   VD: hạt thóc – cây lúa – những hạt thóc(2 lần); bướm -  chứng -  tằm – kén –
                   nhộng – bướm(5 lần)

                       1) Đặc điểm của quy luật
                       Phủ định lần thứ nhất: làm cho sự vật trở thành cái đối lập với chính nó, tức
                   là chuyển cái khẳng định sang cái phủ định. VD: cây lúa phủ định hạt thóc.

                       Hạt thóc: khẳng định

                       Cây  lúa: phủ định

                       Phủ định lần thứ hai(phủ định của phủ định): sự vật mới ra đời đối lập với
                   cái đối lập, hên sự vật dường như quay trở lại cái cũ nhưng  trên cơ sở cao hơn
                       -  Khuynh hướng của sự phát triển - hình thức “xoáy ốc”

                       Lênin viết: “Nếu quan niệm lịch sử thế giới phát triển đều đặn, không có vấp
                   váp quanh co, không có thụt lùi là không biện chứng, không khoa học, không
                   đúng về mặt lý luận”.

                         + Ý nghĩa của quy luật

                         Một là, khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong
                   quan hệ cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, con người phải

                                                               14
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20