Page 17 - Chính trị
P. 17
- Cấu trúc của phương thức sản xuất vật chất
Lực lượng sản xuất, là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là
trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của phương thức
sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động. Tư
liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và công cụ lao động, trong đó công cụ
lao động là yếu tố động nhất, luôn đổi mới theo tiến trình phát triển của sản xuất
vật chất.
Quan hệ sản xuất, là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm quan
hệ sở hữu của người lao động đối với tư liệu sản xuất, quan hệ của họ trong quá
trình tổ chức, quản lý và phân công lao động; quan hệ của họ trong phân phối
sản phẩm lao động. Ba mặt đó có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở
hữu của người lao động đối với tư iệu sản xuất là mặt quyết định các mối quan
hệ khác.
+ Vai trò của phương thức sản xuất vật chất
Một là, phương thức sản xuất quyết định tính chất của xã hội. Xã hội là do
những con người với các hoạt động của mình tạo ra nhưng con người không thể
tùy ý lựa chọn các chế độ xã hội cho mình. Những vĩ nhân hay nhà nước, những
tư tưởng, học thuyết khoa học không thể áp đặt được chế độ xã hội. Sự ra đời
của một chế độ trong lịch sử do yếu tố hoàn toàn khách quan là phương thức sản
xuất quyết định. Phương thức sản xuất phong kiến quyết định tính chất của xã
hội phong kiến. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định tính chất của
chế độ xã hội TBCN…
Hai là, phương thức sản xuất quyết định tổ chức kết cấu của xã hội. Tổ chức
kết cấu của xã hội bao gồm các tổ chức kinh tế, quan điểm tư tưởng, giai cấp,
đảng phái, nhà nước, thiết chế xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Tổ
chức kết cấu ấy không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà do
phương thức sản xuất quyết định. Mỗi phương thức sản xuất khác nhau sinh ra
một kiểu tổ chức kết cấu xã hội khác nhau.
Ba là, phương thức sản xuất quyết định sự chuyển hóa của xã hội loài người
qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát
triển của sản xuất, thực chất là sự phát triển của các phương thức sản xuất. Khi
phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thì chế độ xã
hội cũ sẽ mất theo và chế độ xã hội mới sẽ ra đời. Loài người đã trải qua năm
phương thức sản xuất, tương ứng với nó là năm chế độ xã hội là chế độ cộng sản
nguyên thủy, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ TBCN và cuối
cùng là chế độ cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn thấp của nó là CNXH)
Lý luận trên cho ta ý nghĩa: khi nghiên cứu mọi hiện tượng xã hội phải đi
tìm nguồn gốc phát sinh từ phương thức sản xuất, từ tất yếu kinh tế. Nhận thức
đúng vai trò của phương thức sản xuất trong thời kì đổi mới, Đảng ta đã chủ
trương phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
16