Page 12 - Chính trị
P. 12
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy
luật mâu thuẫn)
+ Vị trí của quy luật. đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự phát triển và là hạt nhân
của phép biện chứng duy vật.
+ Một số khái niệm
Mặt đối lập, là những mặt trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một sự vật,
hiện tượng. Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.
Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau nhưng làm điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
(Ví dụ: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và
dị hóa; trong nhận thức có sự “đấu tranh” giữa nhu cầu cần hiểu biết với khả
năng hiểu biết; giữa hiểu biết đúng với hiểu biết sai v.v...).
Mâu thuẫn, mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật
hiện tượng với nhau.
+ Nội dung quy luật
Nội dung quy luật này làm rõ một số phạm trù cơ bản sau: “mặt đối lập”,
“sự thống nhất”, “đấu tranh của các mặt đối lập”
- Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các “mặt đối lập”
Thống nhất của các mặt đối lập: là phạm trù chỉ sự nương tựa vào nhau,
đòi hỏi có nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm điều
kiện và tiền đề.
VD: nguyên tử là thể thống nhất của hai mặt đối lập của hạt nhân mang điện
tích dương và điện tử mang điện tích âm.
VD: xã hội có giai cấp đối kháng là thể thống nhất giữa các giai cấp thống
trị, áp bức, bóc lột và các giai cấp bị trị, bị áp bức và bóc lột...
- Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau
Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài
trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập:
Sự đấu tranh của các mặt đối lập còn là “sự triển khai các mặt đối lập” với
một quá trình phức tạp, quá trình ấy được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn lại có những đặc trưng riêng
Đấu tranh của các mặt đối lập đưa đến sự chuyển hoá của các mặt đối lập.
VD: đấu tranh gia cấp làm biến đổi các hình thái kinh tế- xã hội
Nó diễn ra các dạng sau: có thể làm thay đổi các yếu tố, các bộ phận của mỗi
mặt đối lập. Có thể làm cho cả hai mặt đối lập chuyển lên một trình độ cao hơn.
Cũng có thể làm cho cả hai mặt đối lập đó mất đi, hình thành hai mặt đối lập mới
11