Page 19 - Chính trị
P. 19

Ý nghĩa của lí luận này, là ở đâu có đối tượng lao động thì ở đó cần có người
                   lao động và công cụ lao động phải tương ứng với trình độ, kĩ năng của người lao
                   động.

                   + Vận dụng quy luật này trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ
                   trương:

                       - Phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
                   nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
                       - Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, phát triển nền kinh tế thị trường định
                   hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
                   hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

                       Một trong tám đặc trưng của CNXH ở nước ta là “có nền kinh tế phát triển
                                                                                                           4
                   cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” .
                           Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
                             thượng tầng

                       + Khái niệm về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

                       - Cơ sở hạ tầng, là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh
                   tế của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định, bao gồm quan hệ sản xuất thống
                   trị, quan hệ sản xuất còn lại của hình thái kinh tế-xã hội trước và quan hệ sản
                   xuất của hình thái kinh tế-xã hội tương lai. Trong ba loại quan hệ sản xuất đó thì
                   quan hệ sản xuất thống trị là chủ đạo và chi phối các quan hệ sản xuất khác và
                   là đặc trưng của cơ sở hạ tầng đó. Cơ sở hạ tầng có tính giai cấp.
                       - Kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ những quan điểm tư tưởng chính trị,
                   pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, triết học…và những thiết chế tương
                   ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức quần chúng…., được hình
                   thành trên cơ sở hạ tầng nhất định và phản ánh cơ sở hạ tầng đó.

                       Mỗi bộ phận của kiến trúc thượng tầng cùng nảy sinh từ cơ sở hạ tầng có đặc
                   trưng, quy luật vận động và mối liên hệ riêng với cơ sở hạ tầng và giữa chúng có
                   sự liên hệ tác động lẫn nhau. Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì
                   nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất, nhờ nó mà giai cấp thống trị có
                   thể áp đặt tư tưởng thống trị của giai cấp mình cho toàn xã hội. Trong xã hội có
                   giai cấp đối kháng thì kiến trúc thượng tầng cũng có tính chất đối kháng.

                       + Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và KTTT

                           Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng thể hiện:

                       - Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng xây dựng trên đó phải
                   như thế ấy. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì sẽ tạo ra một kiến trúc thượng tầng
                   chính trị tương ứng với quan hệ sản xuất đó; giai cấp nào thống trị về kinh tế thì
                   giai cấp đó thống trị về tư tưởng; mâu thuẫn kinh tế quyết định mâu thuẫn tư
                   tưởng.





                                                               18
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24