Page 11 - Chính trị
P. 11

Một là, nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta nhận thức sự vật, hiện
                   tượng theo hướng vận động phát triển, tránh được cách nhìn phiến diện với tư
                   tưởng định kiến, bảo thủ.

                         Hai là, mỗi thành công hay thất bại được xem xét khách quan, toàn diện để
                   có tư tưởng lạc quan, tin tưởng tìm hướng giải quyết theo hướng tốt lên.

                       b. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
                           Nhận thức chung về quy luật

                       + Khái niệm. Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong,
                   có tính phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một
                   sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng.

                       + Phân loại quy luật. Trong thế giới khách quan có nhiều quy luật khác nhau.
                   Có những quy luật chung, phổ biến tác động trong cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội
                   và tư duy. Có những quy luật riêng, quy luật đặc thù chỉ tác động trong một hay
                   một số mặt trong một lĩnh vực nào đó. Các quy luật đều có tính khách quan, là
                   quy luật vốn có của thế giới vật chất.

                       Quy luật tự nhiên diễn ra một cách tự phát, thông qua sự tác động của các
                   lực lượng tự nhiên, không cần sự tham gia của con người. Quy luật của xã hội
                   được hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người.

                       Quy luật xã hội thường biểu hiện ra như một xu hướng, không biểu hiện ra
                   theo quan hệ trực tiếp, có tính xác định với từng việc, từng người. Các sự kiện
                   trong đời sống xã hội nếu xảy ra trong thời gian càng dài, không gian càng rộng,
                   lặp đi, lặp lại thì tính quy luật của nó biểu hiện càng rõ. Kết quả tác động của
                   quy luật xã hội phụ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng của con người. Con
                   người là chủ thể của xã hội, của lịch sử. Không có con người thì không có xã
                   hội, không có quy luật xã hội. Quy luật của xã hội vừa là tiền đề, vừa là kết quả
                   hoạt động của con người.
                        + Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người

                       Tính khách quan vốn có của quy luật do những mối liên hệ bản chất tất nhiên
                   bên trong của nó quyết định. Con người không thể sáng tạo hay xoá bỏ quy luật
                   theo ý muốn chủ quan của mình, nhưng con người có thể chủ động phát hiện,
                   nhận thức và vận dụng tạo ra những điều kiện thuận lợi, hoặc hạn chế tác hại của
                   quy luật nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của mình.

                       Vai trò của con người

                       Một là, khi con người chưa nhận thức được quy luật hoặc hành động tuỳ tiện
                   bất chấp quy luật thì sẽ tất yếu bị quy luật đáp trả và thất bại.

                       Hai là, khi con người nhận thức được quy luật và chủ động, tự giác hành
                   động, tác động theo quy luật một cách tích cực, sáng tạo thì con người trở thành
                   tự do. Tự do không có nghĩa là hoạt động tuỳ tiện, bất chấp quy luật, mà tự do
                   chính là nhận thức được tất yếu.




                                                               10
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16