Page 10 - Chính trị
P. 10

   Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

                       Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng thống nhất với nhau
                   ở tính vật chất nên chúng luôn có mối liên hệ lẫn nhau.

                        + Một số khái niệm
                       Mối liên hệ chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
                   các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng.

                       Mối liên hệ phổ biến: chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự
                   vật, hiện tượng.

                       + Tính chất của mối liên hệ phổ biến

                       Các mối liên hệ đó có tính khách quan vì chúng là cái vốn có của các sự vật,
                   hiện tượng; các mối liên hệ tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con
                   người.

                       Các mối liên hệ có tính phổ biến vì giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành sự
                   vật, hiện tượng có liên hệ với nhau; giữa các quá trình trong sự vận động phát
                   triển của thế giới cũng liên hệ với nhau. Trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy,
                   các sự vật, hiện tượng cũng có liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
                       Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú. Có mối liên hệ bên trong là mối liên
                   hệ giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hay một hệ thống. Có mối liên hệ
                   bên ngoài là mối liên hệ giữa vật này với vật kia, hệ thống này với hệ thống kia.
                   Có mối liên hệ chung, lại có mối liên hệ riêng biệt. Có mối liên hệ trực tiếp
                   không thông qua khâu trung gian lại có mối liên hệ gián tiếp, thông qua khâu
                   trung gian. Có mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ cơ
                   bản và mối liên hệ không cơ bản…

                           + Ý nghĩa: Lý luận trên là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện và quan
                   điểm lịch sử cụ thể. Nghĩa là:

                         Một là, khi nhận thức mỗi người phải có quan điểm toàn diện và quan điểm
                   lịch sử - cụ thể, xem xét kỹ các mối liên hệ bản chất, bên trong sự vật, hiện tượng;

                         Hai là, cần tránh cách nhìn phiến diện, một chiều, chung chung trong việc
                   nhận thức, giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn cuộc sống và công việc.

                           Nguyên lý về sự phát triển
                          + Khái niệm phát triển

                       Là khái niệm dùng để chỉ sự vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến
                   cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn

                         + Phát triển là khuynh hướng vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến
                   phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện theo chiều hướng đi lên của sự vật,
                   hiện tượng; là quá trình hoàn thiện về chất và nâng cao trình độ của chúng. Phát
                   triển là khuynh hướng chung của thế giới và nó có tính phổ biến, được thể hiện
                   trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

                         + Ý nghĩa của vấn đề:

                                                               9
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15