Page 13 - Chính trị
P. 13

Chú ý: sự vật khác nhau thì phương thức đấu tranh khác nhau; sự đấu tranh
                   của các mặt đối lập diễn ra trong tự nhiên khác với diễn ra trong xã hội và tư duy

                        - Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển

                       Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho t hể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống
                   nhất mới được xác lập, sự vật phát triển. Lênin nói: “Sự phát triển là một cuộc
                   “đấu tranh” của các mặt đối lập”
                       VD: trong xã hội: đấu tranh giữa LLSX và QHSX  được xem là nguồn gốc,
                   động lực phát triển, đưa xã hội chuyển từ xã hội này sang xã hội khác cao hơn

                       VD: trong nhận thức: “đấu tranh” giữa nhu cầu cần hiểu biết và khả năng
                   hiểu biết; giữa hiểu biết đúng va hiểu biết sai...

                        - Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối còn thống nhất là tương đối

                       Bởi vì tính tương đối của sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im,
                   ổn định tạm thời của sự vật. Tính tuyệt đối của sự đấu tranh có mối quan hệ gắn
                   bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.

                       + Ý nghĩa PPL: Quy luật mâu thuẫn là cơ sở lý luận để nghiên cứu sự vật
                   hiện tượng  bắt đầu từ những mâu thuẫn:
                       Một là: vì mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và là nguồn gốc, động
                   lực của sự vận động, phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn
                   trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm
                   được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động phát triển.

                       Hai là: Trong mỗi sự vật tồn tại nhiều mâu thuẫn, nên khi nghiên cứu giải
                   quyết mâu thuẫn phải có quan điểm cụ thể, để có những phương pháp cụ thể cho
                   phù hợp.

                       Ba là: Khi giải quyết mâu thuẫn phải theo phương thức đấu tranh  các mặt
                   đối lập; chống xu hướng dung hoà, cải lương, cơ hội trong cuộc đấu tranh giải
                   quyết mâu thuẫn trong xã hội có giai cấp.

                           Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
                             thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất)

                       + Vị trí của quy luật, quy luật này vạch ra cách thức cơ bản, phổ biến của sự
                   vận động, phát triển của mọi sự vận động và phát triển diễn ra trong lĩnh vực tự
                   nhiên, xã hội và tư duy.
                       + Khái niệm

                       Chất của sự vật, là tổng hợp các những thuộc tính khách quan vốn có của nó
                   nói lên nó là cái gì, để phân biệt nó với cái khác.

                       Lượng của sự vật, chỉ nói lên con số của những thuộc tính cấu thành nó như
                   về độ to, nhỏ, quy mô lớn, bé, trình độ cao thấp, tốc độ nhanh chậm….Lượng là
                   cái khách quan vốn có của sự vật.

                       + Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất



                                                               12
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18