Page 20 - Chính trị
P. 20
- Khi cơ sở hạ tầng biến đổi đòi hỏi kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo.
Những biến đổi cơ sở hạ tầng sớm muộn cũng dẫn tới sự biến đổi kiến trúc
thượng tầng. Khi cơ sở hạ tầng ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì nhà nước dân
chủ tư sản chuyển thành nhà nước độc quyền; các quan điểm chính trị, triết học,
đạo đức, nghệ thuật…có xu hướng phục vụ chủ nghĩa đế quốc.
- Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi, cơ sở hạ tầng mới ra đời thì sớm muộn kiến
trúc thượng tầng cũ cũng mất đi và kiến trúc thượng tầng mới ra đời. Kiến trúc
thượng tầng là lĩnh vực ý thức xã hội nó có tính chất độc lập tương đối. Khi cơ
sở hạ tầng nào đó mất đi, nhưng các bộ phận của kiến trúc thượng tầng mất đi
không đều, có bộ phận vẫn tồn tại, thậm chí nó còn được sử dụng.
Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
- Bất kỳ trong tình huống nào kiến trúc thượng tầng cũng ra sức bảo vệ CSHT
đã sinh ra nó, kể cả CSHT tiến bộ hay CSHT đã phản tiến bộ, cản trở sự phát
triển của LLSX
Chú ý: một kiến trúc thượng tầng được xem là tiến bộ khi nó bảo vệ cho một
CSHT tiến bộ và ngược lại.
- Nếu là kiến trúc thượng tầng “ tiên tiến” thì nó sẽ tác động cùng chiều với
sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan, thúc đẩy CSHT phát triển.
Ngược lại kiến trúc thượng “tầng bảo thủ lạc hậu” nó sẽ tác động ngược chiều
với sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan, kìm hãm sự phát triển
của CSHT
- Mỗi bộ phận của kiến trúc thượng tầng tác động trở lại CSHT theo những
hình thức và hiệu lực khác nhau, trong đó nhà nước là bộ phận có vai trò quan
trọng nhất và có hiệu lực mạnh mẽ nhất.
Vận dụng sáng tạo quy luật này
+ Đảng ta chủ trương, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, tức là xây dựng cơ sở hạ tầng với nhiều kiểu quan hệ sản xuất
vừa cạnh tranh, vừa hợp tác cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, xây dựng hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh, tạo tiền đề “đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi
5
trường” .
B. KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Một trong nội dung trọng tâm của học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác -
Lênin là chỉ rõ các quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển và tất yếu diệt
vong của xã hội tư bản chủ nghĩa trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại,
trên cơ sở đó chỉ ra tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để làm rõ điều
đó, kinh tế chính trị học Mác - Lênin bắt đầu từ việc xây dựng học thuyết giá trị,
học thuyết giá trị thặng dư.
19