Page 16 - Chính trị
P. 16

tôn trọng tính khách quan, chống phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa không có chọn
                   lọc.

                         Hai là, mỗi người cần bênh vực, ủng hộ cái mới, tin tưởng vào cái mới tiến
                   bộ.

                         Ba là, khi có những bước thoái trào cần xem xét kỹ lưỡng, phân tích nguyên
                   nhân, tìm cách khắc phục để từ đó có niềm tin tưởng vào thắng lợi.
                       3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

                         a. Vai trò của sản xuất và phương thức sản xuất trong đời sống xã hội

                           Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất

                       + Khái niệm sản xuất, sản xuất vật chất

                       -   Sản xuất: là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội
                   loài người, bao gồm: sản xuất vật chất; sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản
                   thân con người.
                       Chú ý: ba quá trình đó gắn  bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau
                   trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại, phát triển của xã hội.

                       -   Sản xuất vật chất

                       Là một trong những hoạt động đặc trưng của con người – là một loại hoạt
                   động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu
                   cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội.

                       + Vai trò của sản xuất vật chất
                       Con người sáng tạo ra lịch sử và là chủ thể của lịch sử. Để tồn tại và phát

                   triển, trước tiên con người phải ăn uống, ở và mặc trước khi làm chính trị, khoa
                   học, nghệ thuật, tôn giáo… Muốn vậy, họ phải lao động sản xuất ra của cải vật
                   chất. Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan, là cơ sở của sự tồn tại, vận động
                   và phát triển của xã hội; từ đó mới hình thành các quan điểm tư tưởng, quan hệ
                   xã hội và các thiết chế xã hội khác nhau. Sản xuất vật chất là cơ sở của mọi sự
                   tiến bộ xã hội.
                       Trong các yếu tố hợp thành hình thái kinh tế-xã hội thì lực lượng sản xuất là
                   yếu tố năng động và cách mạng nhất, luôn phát triển một cách khách quan. Lực
                   lượng sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất; từ đó
                   kéo theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội khác làm cho xã hội phát triển.

                       Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ rõ nguyên nhân và động lực của sự phát triển xã
                   hội chính là do sự phát triển của sản xuất vật chất. Sản xuất ra của cải vật chất là
                   yêu cầu khách quan và phát triển xã hội.

                           Phương thức sản xuất vật chất và vai trò của phương thức sản xuất

                       + Khái niệm phương thức sản xuất và cấu trúc của nó

                       - Phương thức sản xuất,  là cách thức tiến hành sản xuất vật chất trong một
                   giai đoạn nhất định của lịch sử. Mỗi phương thức sản xuất gồm hai mặt cấu thành
                   là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
                                                               15
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21