Page 8 - Chính trị
P. 8

+ Hai là, ngôn ngữ ra đời vì trong lao động mà con người cần trao đổi, quan
                   hệ, liên hệ với nhau. Ngôn ngữ không chỉ trao đổi thông tin, tình cảm mà còn là
                   công cụ của tư duy, diễn đạt hiểu biết của con người, trở thành tín hiệu vật chất
                   của ý thức.

                       Trong hai nguồn gốc trên của ý thức thì nguồn gốc xã hội có ý nghĩa quyết
                   định sự ra đời của ý thức. Nguồn gốc trực tiếp cho sự ra đời của ý thức là thực
                   tiễn hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, thực nghiệm khoa học.

                       + Bản chất của ý thức
                                 Ý thức là sự phản ánh có tính chất năng động, sáng tạo của bộ óc con
                   người về thế giới khách quan; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

                       Điều đó xuất phát từ lý luận phản ánh và đặc trưng các dạng phản ánh. Phản
                   ánh là thuộc tính của mọi dạng vật chất thông qua những liên hệ, quan hệ, tác
                   động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng.

                       Đặc trưng của phản ánh dạng vô cơ có tính chất cơ, lý, hóa là thụ động, giản
                   đơn, không có sự lựa chọn. Phản ánh dạng động vật có hệ thần kinh thông qua
                   hệ thống phản xạ. Phản xạ không điều kiện là phản xạ bản năng với môi trường,
                   tự phát, không thông qua rèn luyện. Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình
                   thành thông qua rèn luyện. Phản ảnh dạng động vật cấp cao là dạng phản ánh có
                   yếu tố tâm lý vui buồn, lo sợ…trong các mối quan hệ. Tất cả những dạng phản
                   ánh trên, tuy mức độ, trình độ có sự khác nhau, đều là phản ánh của các dạng vật
                   chất.

                       Phản ánh của bộ óc người với hiện thực khách quan là sự phản ánh đặc biệt
                   của ý thức. Nó thể hiện:

                       Một là, phản ánh có quy trình theo trình tự trao đổi thông tin giữa chủ thể và
                   đối tượng, có chọn lọc và định hướng, mô hình hóa đối tượng tư duy, hiện thực
                   hoá đối tượng qua hoạt động thực tiễn.
                       Hai là, phản ánh mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo, không phản ánh y
                   nguyên như chụp, chép, mà có chọn lọc theo mục đích, yêu cầu lợi ích của con
                   người, có dự báo những khía cạnh mới, thuộc tính mới. Phản ánh này có sự kết
                   hợp cả cảm giác lẫn tư duy, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, cả hiện tại lẫn quá khứ và
                   tương lai, phản ánh vừa có tính cụ thể hóa, vừa có tính khái quát hóa.

                       Với những đặc trưng trên về sự phản ánh, ý thức không những có khả năng
                   phản ánh đúng hiện thực, đúng bản chất sự vật, mà còn có khả năng vạch ra
                   những quy luật vận động phát triển và có thể dự báo được tương lai của hiện
                   thực.

                       e. Quan hệ giữa vật chất và ý thức

                       Triết học Mác-Lênin khẳng định vật chất quyết định ý thức và ý thức có tác
                   động trở lại vật chất. Ý thức dù có năng động đến đâu, dù có vai trò to lớn đến
                   đâu, xét đến cùng bao giờ nó cũng bị yếu tố vật chất quyết định.

                            Vật chất quyết định ý thức


                                                               7
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13