Page 7 - Chính trị
P. 7

Tính thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó. Tính chất ấy tồn tại
                   khách quan, độc lập với ý thức. Thế giới vật chất là vô tận, vận động, chuyển
                   hoá lẫn nhau. Tất cả đều là nguyên nhân, đều là kết quả của nhau, đều là vật chất.
                   Mỗi lĩnh vực của giới tự nhiên hay xã hội dù hình thức biểu hiện ở những dạng
                   cụ thể khác nhau chúng đều là vật chất, có nguồn gốc vật chất; liên hệ, kết cấu
                   và đều chịu chi phối bởi những quy luật chung, khách quan của thế giới vật chất.

                         Các học thuyết về khoa học tự nhiên như thuyết tiến hóa của các loài, học
                   thuyết về tế bào, học thuyết tiến hóa và bảo toàn năng lượng… đã chứng minh
                   thế giới có các mối liên hệ với nhau và thống nhất với nhau ở tính vật chất.  Sự
                   ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật, đặc biệt là chủ
                   nghĩa duy vật lịch sử chứng minh xã hội loài người ra đời từ tự nhiên, là sự phát
                   triển liên tục của tự nhiên đã khẳng định tính thống nhất của thế giới ở tính vật
                   chất của nó không chỉ trong tự nhiên, mà cả trong xã hội.

                         Ý nghĩa của vấn đề: là trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, mỗi người
                   phải từ bản thân sự vật, hiện thực khách quan mà phân tích, xem xét nó trong
                   mối quan hệ giữa cái cục bộ, cái riêng lẻ thống nhất trong cái toàn thể, cái chung,
                   không được chủ quan kết luận.
                       d. Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức, mối quan hệ giữa vật chất
                   và ý thức

                           Nguồn gốc và bản chât của ý thức

                       Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nói cách khác ý thức
                   là hình ảnh của thế giới khách quan được chuyển vào đầu óc con người và cải
                   biến đi. Tuy xuất phát từ thế giới khách quan, nhưng do tâm sinh lý, mục đích,
                   yêu cầu và điều kiện hoàn cảnh chủ quan của con người phản ánh nên cùng một
                   đối tượng nhưng kết quả phản ánh có thể khác nhau.

                       + Nguồn gốc của ý thức

                       -  Nguồn tốc tự nhiên của ý thức
                       Một là: phải có bộ óc con người. Ý thức là thuộc tính của vật chất, nhưng
                   không phải là thuộc tính của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một
                   dạng vật chất đặc biệt, được tổ chức cao là bộ óc con người.

                       Hai là :  phải có thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) tồn tại bên ngoài con
                   người, là đối tượng của ý thức. Không có thế giới khách quan thì không có gì để
                   ý thức phản ánh. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự tương tác giữa thế giới
                   khách quan và bộ óc con người.

                       -  Nguồn gốc xã hội của ý thức

                       + Một là, Lao động làm thay đổi cấu trúc cơ thể, phát triển khí quan, phát
                   triển bộ não, v.v… của con người.
                       Nhờ có lao động, mà những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận
                   động của tự nhiên tác động vào bộ óc người, hình thành dần những tri thức và ý
                   thức.



                                                               6
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12