Page 33 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 33
hai đầu, một đầu ưa nước và một đầu kị nước. Đầu ưa nước quay ra hai phía
của màng (tiếp xúc với dịch ngoại bào và nội bào), đầu kị nước hướng về
nhau ở trung tâm.
- Lớp kép lipid của màn là một hàng rào, nó không cho các chất hòa tan
trong nước đi qua, như: các ion, glucose, ure, ... Nhưng đối với các chất có
bản chất là lipid hoặc hòa tan trong lipid lại có thể thấm qua một cách dễ
dàng, như: oxy, CO 2, rượu, ...
1.2. Các protein của màng tế bào
- Hầu hết các protein của màng đều có bản chất là glycoprotein. Có 2
loại protein ở màng tế bào: Protein xuyên màng và protein ngoại vi (protein
bám màng).
- Protein xuyên màng: nằm xuyên suốt chiều dày của màng tế bào.
Chúng có nhiều vai trò: có thể đóng vai trò là một protein mang, hoặc là một
kênh vận chuyển, cũng có khi là một chất tiếp nhận kích thích.
- Protein ngoại vi: nằm ở mặt trong của màng và thường gắn với một
protein xuyên màng. Các protein ngoại vi có chức năng và hoạt tính là enzym.
1.3. Các glucid của màng tế bào
- Glucid (carbonhydrat) của màng thường ở dạng kết hợp với prtein màng
hoặc với lipid màng, tạo thành glycoprotein hoặc glycolipid. Toàn bộ bề mặt
ngoài của màng tế bào có một lớp vỏ glucid lỏng lẻo (gọi là glycocalyx).
Glycocalyx tích điện âm, nên nó làm cho phần lớn các tế bào có điện âm trên
bề mặt. Glycocalyx của các tế bào cạnh nhau sẽ gắn lại với nhau, làm cho các
tế bào kết dính nhau tạo khối tế bào.
- Glucid màng có tác dụng như một recepter để gắn các hormon; ngoài ra
chúng còn tham gia phản ứng miễn dịch.
29