Page 205 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 205

huyết chụm nên hay bị viêm (có nhiều tác giả coi ruột thừa giống như nang

                         bạch huyết tham gia vào miễn dịch cho cơ thể). Ở lỗ thông giữa hồi - manh

                         tràng có van hồi - manh tràng (van Bauhin).

                              Khối manh - trùng tràng nằm ở vùng hố chậu phải. Đối chiếu lên thành
                         bụng gốc ruột thừa (điểm đau ruột thừa - điểm Macburney) được xác định là

                         điểm giữa của đường nối từ gai chậu trước trên phải đến rốn.

                              Phía trước ngoài, khối này liên quan với thành bụng trước ngoài vùng hố

                         chậu phải.

                              Phía sau, khối này liên quan với cơ thắt lưng chậu.
                              Phía sau trong, khối này liên quan với ruột non và niệu quản đoạn chậu

                         (ở nữ còn liên quan với buồng trứng).

                              Phía trên, khối này liên quan với đại tràng lên.

                              +  Đại  tràng:  Đại  tràng  dài  khoảng  1,5m  hình  chữ  U  lộn  ngược  đóng

                         khung ở ngoại vi của phần ổ bụng dưới gan và dạ dày, bao vây lấy khối ruột

                         non. Đại tràng gồm 4 khúc: Đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và

                         đại tràng Sigma.
                              Đại tràng lên: Dài 12 - 20cm chạy tiếp manh tràng lên trên đến mặt dưới

                         gan gập xuống tạo thành góc gan (góc đại tràng phải) được treo vào thành

                         bụng sau bởi mạc dính gọi là mạc Toll phải. Phía trước, liên quan ở ngoài với

                         thành bụng trước và bên (bên phải), ngăn cách với thành bụng bên bởi 1 rãnh.

                         Phía trong liên quan với các quai ruột non. Phía trên liên quan với tá tràng.Vì

                         vậy, khi có vết thương thấu thành bụng bên, bên phải thường gây tổn thương

                         đại tràng lên.
                              Đại tràng ngang: Đi từ góc gan (góc đại tràng phải) sang ngang đến góc tỳ

                         (góc đại tràng trái), dài 40 - 50cm hơi võng xuống dưới. Đại tràng ngang được

                         treo vào thành bụng sau bởi nếp phúc mạc chạy từ phải sang trái, lên trên đi từ

                         khúc II tá tràng đến góc tỳ (gọi là mạc treo đại tràng ngang). Giữa 2 lá mạc treo

                         có cung mạch Riolan để nuôi dưỡng cho đại tràng ngang. Đại tràng ngang và
                         mạc treo đại tràng ngang nằm dưới gan, dạ dày và tỳ, trên khối ruột non.






                                                                201
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210