Page 202 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 202
1.3.1.3. Cấu tạo
Từ ngoài vào trong gồm 4 lớp như cấu tạo chung của ống tiêu hoá. Tuy
nhiên, lớp cơ gồm có 3 tầng: tầng ngoài là dọc, tầng giữa cơ vòng và tầng
trong cơ chéo. Để thích ứng với chức năng nghiền thức ăn, tầng cơ vòng dày
lên ở quanh môn vị tạo nên cơ thắt môn vị.
Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc khi dạ dày rỗng, dưới lớp niêm mạc
có nhiều tuyến tiết dịch vị và dịch nhầy.
1.3.2. Chức năng
Dạ dày có 2 chức năng chính:
- Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị.
- Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hoá trong dịch vị.
1.4. Ruột non
1.4.1. Đặc điểm giải phẫu
Ruột non đi từ môn vị đến góc hồi - manh tràng và được chia làm 3 phần:
1.4.1.1. Tà tràng
Là đoạn đầu của ruột non đi từ môn vị (ngang sườn phải đốt thắt lưng I)
đến góc tá - hỗng tràng (ngang sườn trái đốt thắt lung II). Tá tràng đặc biệt
quan trọng vì là nơi có dịch tuỵ và dịch mật đổ vào.
- Hình thể ngoài và liên quan:
Tá tràng dài khoảng 25cm, uốn cong hình chữ C đi theo một đường gấp
khúc gồm 4 phần (4 khúc).
+ Phần trên (khúc I): Nằm dưới gan, đi từ môn vị và chếch sang phải, lên
trên ra sau, ở sườn phải than đốt sống thắt lưng I. Đoạn đầu khúc I hơi phình
to di động gọi là hành tá tràng, đoạn còn lại cố định dính vào thành bụng sau.
+ Phần xuống (khúc II): Chạy xuống, nằmở bên phải đầu tuỵ, ở thành
sau có ống mật chủ vàống tuỵ đổ vào. Khúc này nằm trước thận phải và chạy
dọc theo bờ phải cột sống thắt lung I – III.
+ Phần ngang (khúc III): Chạy ngang từ phải sang trái ở dưới đầu tuỵ, vắt
chéo trước cột sống thắt lưng III, tĩnh mạch chủ dưới và động mạch chủ bụng.
198