Page 204 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 204
1.4.2. Chức năng
Nhờ có diện tích hấp thu lớn cùng với cấu trúc đặc biệt của niêm mạc
ruột mà ruột non là nơi xảy ra sự tiêu hoá và hấp thu thức ăn chính của cơ thể.
1.5. Ruột già
1.5.1. Đặc điểm giải phẫu
1.5.1.1. Vị trí, hình thể ngoài và liên quan:
Ruột già dài 1,4 - 1,8m là đoạn củ ống tiêu hoá chạy tiếp theo ruột non
đến hậu môn.
Theo giải phẫu, ruột già được chia thành manh trùng tràng, đại tràng lên,
đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng chậu hông (Sigma) và trực tràng.
Theo phẫu thuật, đại tràng được chia làm 2 đoạn:
- Đại tràng phải: gồm manh trùng tràng, đại tràng lên và ½ đại tràng
ngang bên trái.
- Đại tràng trái: Gồm ½ đại tràng ngang bên phải, đại tràng góc tỳ, đại
tràng xuống, đại tràng chậu hông (Sigma) và trực tràng.
Về hình thể bên ngoài, ruột già to hơn ruột non và có màu xám. Mặt
ngoài manh tràng và đại tràng có 3 dải cơ dọc (đại tràng xuống có 2 dải cơ
dọc còn đại tràng Sigma không có), vùng nằm giữa các dải cơ dọc có các
bướu phình ngăn bởi các nếp thắt ngang, có những túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ
(bờm mỡ) bám vào bướu phình. Mặt trong manh tràng và đại tràng có những
nếp bán nguyệt nhô vào tương ứng với các nếp thắt ngang ở mặt ngoài.
+ Khối manh - trùng tràng: Là đoạn đầu của đại tràng gồm manh tràng
và trùng tràng (ruột thừa).
Manh tràng (ruột tịt): Hình túi, cao 6cm, rộng 6 - 8cm. Nằm dưới chỗ
tiếp nối hồi - manh tràng, liên tiếp với đại tràng lên ở phía trên, tịt ở đầu dưới.
Trùng tràng (ruột thừa): Dài 8cm, giống con giun đũa bám vào mặt sau
trong manh tràng nơi tụm lại của 3 dải cơ dọc (dưới góc hồi - manh tràng 2-
3cm), được treo vào hồi tràng bởi mạc treo ruột thừa (có khi ruột thừa nằm
dưới hoặc quặt ngược sau trong và trước manh tràng). Ruột thừa thông với
manh tràng qua lỗ ruột thừa. Lớp niêm mạc của nó có chứa nhiều nang bạch
200