Page 197 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 197

6.2. Màng phổi

                         6.2.1. Đặc điểm giải phẫu

                              Màng phổi là lớp thanh mạc bao bọc lấy phổi trừ rốn phổi, màng phổi

                         gồm 2 lá: lá tạng ở trong, lá thành ở ngoài.
                         6.2.1.1. Lá tạng: Dính sát vào phổi và lách vào các rãnh của phổi, để ngăn cách

                         các thuỳ của phổi. Lá này đi đến rốn phổi thì quặt ngược ra liên tiếp với lá thành.

                         6.2.1.2. Lá thành: Chạy liên tiếp với lá tạngở rốn phổi và quặt ngược ra dính

                         vào mặt trong của thành ngực. Giữa 2 lá là khoang màng phổi( khoang ảo) có

                         chứa khoảng 1,5 - 2ml dịch nhầy, áp lực trong khoang màng phổi nhỏ hơn áp
                         lực không khí gọi là áp lực âm. Áp lực âm làm cho phổi chuyển động theo

                         lồng ngực. Nếu có không khí trong khoang màng phổi gọi là tràn khí màng

                         phổi, nếu có nhiều dịch (máu, mủ) gọi là tràn dịch màng phổi. Trong trường

                         hợp bị chấn thương lồng ngực làm thủng màng phổi sẽ gây nên tràn khí, tràn

                         dịch  màng phổi  làm phổi không giãn  theo lồng  mgực ở thì thở vào, người

                         bệnh sẽ khó thở, có khi bị ngạt.

                         6.2.2. Chức năng
                              - Làm cho phổi luôn di chuyển theo cử động của lồng ngực trong các

                         động tác hô hấp

                              - Làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt tối đa, do máu lên phổi nhiều nhất

                         cùng lúc với khí vào phổi nhiểu nhất ở thì hít vào

                              - Với tuần hoàn: làm cho máu về tim phải dễ dàng và máu từ tim phải

                         lên phổi dễ dàng.

























                                                                193
   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202