Page 128 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 128
virus; hoá ứng động bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào; hoạt hoá tế bào
mast và bạch cầu hạt ưa kiềm, gây ra phản ứng viêm nhằm bất hoạt, bất động
hay loại trừ tác nhân lạ khỏi cơ thể.
- Một số nguyên bào lympho cũng phân chia và biệt hoá thành các
lympho B nhớ. Vai trò của chúng là tăng tốc độ sản xuất ra kháng thể chống lại
kháng nguyên ngay sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể lần thứ hai. Đáp ứng
kháng thể này ở lần sau nhanh, mạnh và kéo dài hơn nhiều so với đáp ứng lần
đầu (đây cũng chính là nguyên tắc của việc sử dụng văcxin gây miễn dịch).
* Bạch cầu lympho T - đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
Dựa vào các nhóm quyết định kháng nguyên trên bề mặt, chia bạch cầu
lympho T này thành 3 dưới nhóm như sau: T giúp đỡ (Th: helper); T độc (Tc:
cytotoxic) và T ức chế (Ts: suppressor).
Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu do đại thực bào giới thiệu: một số lympho
T sẽ trở thành lympho T cảm ứng. Các lympho T cảm ứng chỉ tồn tại trong máu
vài giờ rồi đi vào các mô. Tại mô các lympho T cảm ứng sẽ thực hiện các chức
năng cơ bản và toàn diện nhất của đáp ứng miễn dịch mà lympnoB không thể
làm đầy đủ.
+ Cơ chế trực tiếp (vai trò của T độc): các tế bào T độc vào mô sẽ gắn
với kháng nguyên ở màng tế bào xâm lấn, tại điểm tiếp xúc có hiện tượng
hoà màng do đó các lympho bào T cảm ứng sẽ đổ các men tiêu diệt từ
lysosom sang để tiêu diệt vật xâm lấn.
+ Cơ chế gián tiếp (vai trò của T hỗ trợ): các tế bào T hỗ trợ tiếp xúc
kháng nguyên đặc hiệu sẽ giải phóng ra nhiều chất khác nhau vào tổ chức
xung quanh (gọi là các lymphokin). Những lymphokin này sẽ hấp dẫn bạch
cầu hạt và đại thực bào đến nơi tổn thương, hoặc kích thích các lympho T
khác chưa cảm ứng trong các mô chuyển dạng thành lympho bào cảm ứng.
Tác dụng của cơ chế gián tiếp mạnh hơn nhiều so với sự tấn công lần đầu vào
vật xâm lấn.
Một số lympho T sẽ trở thành những tế bào T mới (gọi là tế bào T nhớ).
Khi kháng nguyên này xâm nhập lần hai nhờ những tế bào nhớ mà lympho T
124