Page 125 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 125

khuẩn của bạch cầu hạt trung tính. Do vậy, các vi khuẩn này thường gây ra các

                         bệnh mạn tính.

                              Bạch cầu trung tính có thể thực bào một số loại vi khuẩn, các tiểu hạt,

                         các tơ fibrin của cục máu đông. Trong quá trình bảo vệ cơ thể, một số bạch
                         cầu hạt bị chết  tạo thành mủ ở nơi vi khuẩn xâm nhập. Các bạch cầu hạt bị

                         chết cũng giải phóng những enzym tiêu hoá vào mô liên kết xung quanh gây

                         ra triệu chứng sưng và đau tại chỗ viêm.

                              Bạch cầu hạt trung tính thường tăng trong: nhiễm khuẩn cấp, bỏng, hoại

                         tử tổ chức, u ác tính, chảy máu-tan máu cấp,...
                         4.4.2. Bạch cầu hạt ưa acid/ưa toan: Thực bào phức hợp KN-KT sinh ra từ

                         các phản ứng dị ứng và tiêu diệt kí sinh trùng

                              - Thực bào phức hợp KN-KT (chống dị ứng): bạch cầu này thường tập

                         trung ở các mô hay xảy ra các phản ứng dị ứng (như các mô quanh phế quản ở

                         người bị hen, hay mô da ở người có các phản ứng dị ứng). Phức hợp kháng

                         nguyên-kháng thể từ các phản ứng dị ứng sẽ hấp dẫn bạch cầu di chuyển đến

                         các mô dị ứng, tại đây chúng thực bào và phá huỷ phức hợp này.
                              - Chống kí sinh trùng: bạch cầu hạt ưa acid cũng tập trung nhiều ở những

                         mô bị nhiễm kí sinh trùng (như: mạc treo, thành ruột non,…), chúng gắn vào kí

                         sinh trùng, rồi giải phóng các chất tiêu diệt kí sinh trùng, như: các men thuỷ

                         phân, các dạng oxy hoạt động hay MBP (major basic protein-một polypeptide

                         có thể giết kí sinh trùng).

                              Bạch cầu hạt ưa toan thường tăng trong các bệnh dị ứng, nhiễm kí

                         sinh trùng, …
                         4.4.3. Bạch cầu hạt ưa base

                               Bạch cầu này bình thường hầu như không gặp trong máu ngoại vi. Chúng

                         không có khả năng vận động và thực bào, nhưng chúng lại chứa một số chất

                         như heparin, histamin, serotonin, bradykinin. Do đó chúng có chức năng:

                              - Ngăn ngừa quá trình đông máu trong lòng mạch bằng cách giải phóng
                         chất chống đông heparin.






                                                                121
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130