Page 123 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 123

4.1. Phân loại bạch cầu

                              Trong máu ngoại vi người có 5 loại bạch cầu. Dựa vào hình thái và tính

                         chất bắt màu của các hạt trong bào tương: người ta có thể chia thành 2 nhóm.

                              - Nhóm bạch cầu hạt: gồm bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu hạt ưa
                         acid và bạch cầu hạt ưa bazơ. Nhóm bạch cầu này có đời sống ngắn, sau

                         khi hoàn thiện và trưởng thành, các bạch cầu này ở máu ngoại vi 24 giờ,

                         vào tổ chức và tiêu huỷ ở đó sau 24 - 48 giờ.

                              - Nhóm bạch cầu  không hạt: gồm bạch  cầu  mono và bạch cầu lympho.

                         Nhóm này sau khi trưởng thành ở tuỷ xương khoảng 4 - 6 ngày, chúng ra máu
                         ngoại vi tồn tại khoảng 48 - 72 giờ rồi vào tổ chức, ở tổ chức chúng có thể tồn tại

                         trong nhiều tháng.

                         4.2. Số lượng và công thức bạch cầu

                              - Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi bình thường vào khoảng 6 đến

                         10 Giga/lít (1G= 10 tế bào).
                                              9
                              - Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm trung bình giữa các loại bạch

                         cầu trong máu ngoại vi. Người Việt Nam trưởng thành bình thường có công
                         thức bạch cầu dao động như sau:

                                      Bạch cầu hạt trung tính  : 50-70%

                                      Bạch cầu hạt ưa acid      : 1-4%

                                      Bạch cầu hạt ưa base      : 0-1%

                                      Bạch cầu mônô              : 5-7%

                                      Bạch cầu lympho            : 20-25%

                              - Thay đổi về số lượng bạch cầu: Khi số lượng bạch cầu trên 11,0 G/l thì
                         gọi là tăng bạch cầu, dưới 4,0 G/l gọi là giảm bạch cầu.

                              Bạch  cầu  tăng  trong  những  trường  hợp  sinh  lý  như:  trẻ  sơ  sinh,  hoạt

                         động thể lực, thời kỳ kinh nguyệt, những tháng cuối của thời kì bào thai.

                              Tăng trong các trường hợp bệnh lý như: các bệnh nhiễm trùng, nhiễm

                         virus, nhiễm kí sinh trùng, dị ứng, bệnh bạch cầu cấp và kinh, bệnh tăng bạch
                         cầu, một số bệnh ác tính khác, ...






                                                                119
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128