Page 133 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 133

* Con đường nội sinh:

                              + Khi mạch máu bị tổn thương, máu sẽ tiếp xúc với bề mặt lạ là tổ chức

                         dưới nội mô như collagen, làm hoạt hoá yếu tố XII,
                              + Yếu tố XII hoạt hoá (XIIa) sẽ hoạt hoá yếu tố XI,

                              + Sau khi được tạo ra, XIa sẽ chuyển yếu tố IX thành dạng hoạt hoá (IXa),

                                                         2+
                              + Yếu tố IXa cùng với Ca , yếu tố VIIIa (yếu tố này được hoạt hoá nhờ
                         thrombin) và phospholipid (được giải phóng từ tiểu cầu) hoạt hoá yếu tố X,

                                                                                                          2+
                              + Yếu tố Xa cùng với sự có mặt của phospholipid của tiểu cầu, ion Ca
                         và yếu tố Va (yếu tố V hoạt hoá dưới tác dụng của thrombin), tạo ra phức hợp

                         prothrombinase nội sinh.

                         6.3.2.2 Giai đoạn thành lập thrombin

                              Phức  hợp  enzym  prothrombinase  được  tạo  từ  hai  con  đường  nội  và

                         ngoại  sinh  cùng  với  ion  Ca 2+  xúc  tác  cho  phản  ứng  chuyển  prothrombin

                         thành thrombin.

                         6.3.2.3. Giai đoạn thành lập fibrin
                              Dưới tác dụng của thrombin các phân tử fibrinogen sẽ bị thuỷ phân biến

                         thành các monomer của fibrin (fibrin đơn phân). Các fibrin đơn phân sẽ trùng

                         hợp để tạo thành polymer fibrin. Lúc đầu các sợi fibrin liên kết nhau bằng cầu

                         nối hydro lỏng lẻo, dưới tác dụng của yếu tố ổn định fibrin (yếu tố XIII a) các

                         cầu nối này được thay thế bằng cầu nối đồng hoá trị, tạo ra mạng fibrin bền

                         vững giam giữ các thành phần máu. Cục máu đông hình thành có tác dụng bịt

                         kín chỗ tổn thương một cách vững chắc.
                              Trong quá trình đông máu, ion Ca tham gia vào hầu hết các giai đoạn
                                                                   2+
                         hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, việc giảm ion này thường làm tăng tính

                                                                                        2+
                         hưng phấn của hệ cơ - thần kinh (gây cơn co giật do hạ Ca máu)  hơn là tác
                         động đến quá trình đông máu trong cơ thể.

                              Lưu ý: một số yếu tố đông máu (II, VII, IX, X) được gan tổng hợp với sự
                         có mặt của vitamin K (một loại vitamin tan trong lipid). Những trường hợp






                                                                129
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138