Page 131 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 131

6.2. Giai đoạn hình thành nút tiểu cầu

                              Bình  thường  tiểu  cầu  không  dính  vào  thành  mạch  mà  trôi  tự  do  theo

                         dòng máu. Khi thành mạch bị tổn thương làm bộc lộ các sợi collagen dưới nội

                         mạc tích điện (+). Do tích điện âm và có receptor với collagen nên tiểu cầu có
                         thể dễ dàng kết dính với thành mạch tổn thương. Các tiểu cầu này sẽ được

                         hoạt hoá, bài tiết các chất hoá học làm cho các tiểu cầu khác khi trôi qua sẽ

                         đến kết tụ lại, hình thành nút tiểu cầu (đinh cầm máu Hayem).

                              Sự hình thành nút tiểu cầu là một trong những cơ chế chủ yếu để cầm

                         máu vì ngoài tác dụng sơ bộ bịt kín tổn thương làm cho máu ngừng chảy nếu
                         tổn thương ở mạch nhỏ, các chất do tiểu cầu tiết ra còn có tác dụng co mạch

                         và gây đông máu.Khi số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu giảm sẽ làm thời gian

                         chảy máu kéo dài, xuất hiện nhiều nốt xuất huyết dưới da và niêm mạc. Chảy

                         máu nặng xảy ra khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 50 G/l, nếu số lượng tiểu

                         cầu chỉ còn 10 G/l thì bệnh nhân sẽ chết vì không cầm được máu.

                         6.3. Giai đoạn đông máu (hình thành cục máu đông)

                              Đông máu là một quá trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc, do sự
                         chuyển fibrinogen thành fibrin không hòa tan, và các sợi fibrin này sẽ trùng hợp

                         tạo ra mạng lưới fibrin giam giữ các thành phần của máu và máu đông lại. Cục

                         máu đông hình thành có tác dụng bịt kín chỗ tổn thương một cách vững chắc.

                              Quá trình đông máu được hình thành nhờ sự hoạt hoá các yếu tố đông

                         máu có trong máu, mô và tiểu cầu.

                         6.3.1. Các yếu tố đông máu

                              Bình  thường  trong  máu  và trong  mô  có  chất  gây  đông  và  chất  chống
                         đông. Đa số các chất gây đông ở dạng không hoạt động, nên máu không đông

                         được. Khi một yếu tố được hoạt hóa sẽ xúc tác cho sự hoạt hóa yếu tố tiếp

                         theo, tạo thành một dây chuyền phản ứng đến khi hình thành mạng lưới fibrin

                         và gây ra đông máu.

                              Có 12 yếu tố đông máu được xác định và ký hiệu bằng chữ số Lamã từ I
                         đến XIII (không có yếu tố VI).





                                                                127
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136