Page 127 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 127

Bạch cầu mono - đại thực bào thường tăng trong nhiễm khuẩn mạn

                         tính, u ác tính,...

                         4.4.5. Bạch cầu lympho: Dựa vào chức năng mà người ta chia tế bào lympho

                         thành 3 loại, là: tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên - natural killer), lympho B và
                         lympho T.

                              Các  tế bào NK hiện diện ở lách, hạch, tuỷ đỏ xương và máu. Chúng

                         thường tấn công các vi sinh vật gây bệnh và một số tế bào khối u tiên phát, cơ

                         chế tác dụng của chúng chưa được rõ ràng.

                              Lympho bào T chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế
                         bào, có khả năng chống lại các tác nhân như virus, nấm, tế bào mảnh ghép, tế

                         bào ung thư và vài loại vi khuẩn

                               Lympho B chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch dịch thể, chống lại các

                         loại vi khuẩn và một số virus.

                              * Bạch cầu lympho B - đáp ứng miễn dịch dịch thể:

                              Các lympho B tồn tại trong các mô bạch huyết, khi tiếp xúc với kháng

                         nguyên do đại thực bào trình diện,chúng lập tức được hoạt hoá chuyển dạng
                         thành nguyên bào lympho (lymphoblast), sau đó biệt hoá thành nguyên tương

                         bào, rồi thành tương bào (plasmocyte). Các tương bào trưởng thành sản xuất

                         ra các kháng thể với tốc độ cực mạnh (mỗi tương bào sản xuất khoảng 2000

                         phân tử kháng thể trong 1 giây), đưa vào máu tuần hoàn. Quá trình sản xuất

                         kháng thể được tiếp tục trong nhiều ngày cho tới khi tương bào chết. Có 5 loại

                         kháng thể do tương bào sản xuất là IgG, IgM, IgA, IgD và IgE. Vai trò của

                         các kháng thể:
                              + Nhận biết và kết hợp chính xác với kháng nguyên đặc hiệu.

                              + Tấn công trực tiếp: làm kết tủa, ngưng kết, trung hoà hoặc làm tan

                         kháng nguyên.

                              + Tác dụng gián tiếp: hoạt hoá hệ thống bổ thể để phá huỷ vật xâm lấn (hệ

                         thống bổ thể là một hệ thống gồm nhiều protein khác nhau, phần lớn chúng đều
                         là những tiền enzym). Các thành phần của hệ thống bổ thể được hoạt hoá sẽ

                         gây ra một loạt các hiệu ứng sinh học, như: làm tan huỷ vi khuẩn; trung hoà



                                                                123
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132