Page 124 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 124
Bạch cầu giảm trong một số trường hợp như: suy tuỷ, tuỷ giảm sinh,
sau điều trị hoá chất, tia xạ, bệnh giảm bạch cầu, bệnh bạch cầu cấp thể giảm
bạch cầu, ...
4.3. Những đặc tính của bạch cầu
- Bám mạch: phóng ra các tua bào tương để bám vào thành mạch.
- Xuyên mạch: tự biến đổi hình dạng để chui qua giữa các tế bào nội mô
mạch máu vào tổ chức xung quanh.
- Vận động: theo kiểu a-míp (bằng chân giả) để đến các tổ chức cần nó.
- Hoá ứng động: bạch cầu di chuyển đến vị trí tổn thương bởi sự hấp
dẫn của các hoá chất hoá học được giải phóng ra từ tế bào/mô tổn thương
hoặc từ vi khuẩn.
4.4. Chức năng của các loại bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào bảo vệ cơ thể bằng quá trình thực bào và đáp
ứng miễn dịch.
4.4.1. Bạch cầu hạt trung tính: Thực bào
Bạch cầu hạt trung tính tạo ra hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại sự xâm
nhập của các vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn sinh mủ). Chúng có khả năng vận
động và thực bào rất mạnh
Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, dưới tác dụng của một số chất gây hoá ứng
động, sẽ hấp dẫn các bạch cầu hạt trung tính xuyên mạch vào mô để thực hiện
chức năng thực bào. Tại đó chúng "phóng" ra các chân giả để bao vây vật lạ
và tạo thành một túi kín chứa vật bị thực bào. Túi này xâm nhập vào khoang
bào tương, tách khỏi màng ngoài của bạch cầu và trôi tự do trong bào tương.
Các hạt lysosom và các hạt khác trong bào tương sẽ đến tiếp xúc và hoà màng
với túi thực bào, rồi trút các enzym tiêu hoá vào túi thực bào.
Các hạt của bạch cầu trung tính cũng chứa những tác nhân giết vi khuẩn
có khả năng giết hầu hết các vi khuẩn ngay cả khi chúng không bị tiêu hoá bởi
các enzym của lysosom.
Mặc dù vậy, một số vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn lao có vỏ bọc chống lại
các enzym của lysosom, đồng thời bài tiết những chất chống lại các tác nhân giết
120