Page 112 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 112
2. Hồng cầu
2.1. Một số đặc điểm cấu tạo
- Hồng cầu trưởng thành là những tế bào không nhân, chứa huyết sắc tố.
- Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, đường kính từ 7 - 7,5 m. Hình đĩa
lõm hai mặt giúp cho hồng cầu di chuyển dễ dàng trong lòng mạch và tăng
diện tích tiếp xúc của hồng cầu với chất khí, làm tăng sự trao đổi khí giữa
hồng cầu và huyết tương. Hồng cầu được ví như những cái túi có thể biến
dạng dễ dàng khi đi qua các mao mạch hẹp, mà không làm tổn thương mao
mạch và bản thân không bị vỡ.
- Trên màng hồng cầu có các kháng nguyên nhóm máu.
- Bên trong hồng cầu trưởng thành không còn nhân, không có ty lạp thể,
không có ribosom hay acid nucleic, nên hồng cầu không có khả năng tổng
hợp và bổ xung protein cũng như các enzym. Do đó, sau một thời gian nguồn
enzym bị cạn kiệt, quá trình chuyển hoá đường cung cấp năng lượng cho hồng
cầu giảm, hồng cầu trở nên già cỗi và bị phá huỷ (chết đi).
- Trong hồng cầu có nhiều hemoglobin.
* Cấu trúc hemoglobin/huyết sắc tố (Hb)
Hb là thành phần chính của hồng cầu, bản chất là một protein phức có 4
dưới đơn vị, mỗi dưới đơn vị có 2 phần là: hem và globin.
Hem: là một sắc tố màu đỏ, có chứa sắt hoá trị (+2). Hem có cấu tạo bởi
++
vòng porphyrin, ở giữa liên kết với ion Fe .
Globin: là một protein được tạo bởi 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng
đôi một. Globin có cấu trúc thay đổi theo loài.
+ Hb trong máu người trưởng thành bình thường chủ yếu là HbA, được
tạo bởi 2 chuỗi và 2 chuỗi , ký hiệu là HbA-22
Nếu thay đổi cấu trúc và số lượng các chuỗi hay chuỗi (thường do
đột biến gen) sẽ tạo ra những phân tử hemoglobin bất thường. Những phân tử
hemoglobin này không những sẽ làm hồng cầu không đảm nhiệm được chức
năng của mình; mà còn làm hồng cầu biến dạng, dễ vỡ, gây biểu hiện thiếu
máu tan máu.
108