Page 107 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 107
khả năng thải nhiệt bằng bay hơi qua da kém. Khí thân nhiệt tăng, chúng phải
thở nhanh để thải nhiệt qua đường hô hấp.
2.3.2.2. Cơ chế chống lạnh (hình 8. 4A)
Trong môi trường lạnh, thân nhiệt có xu hướng giảm đi. Thân nhiệt giảm
làm cho người lờ đờ, ít cử động. Nếu quá lạnh có thể dẫn tới hôn mê rồi chết.
Để ngăn chặn xu hướng giảm thân nhiệt, cơ thể thông qua phản xạ điều nhiệt
để giảm quá trình thải nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt.
- Giảm quá trình thải nhiệt là do co mạch dưới da, khiến cho lượng máu
đến da giảm đi, da tái đi. Máu đến da ít hơn làm cho nhiệt độ của da giảm, do
đó mà lượng nhiệt thải ra khỏi cơ thể giảm đi. Đồng thời với phản xạ co mạch
dưới da, các cơ dựng chân lông cũng co lại làm tăng bề dày lớp lông cách nhiệt
ở động vật. ở người hiện tượng “sởn da gà” khi bị lạnh là một phản ứng với
lạnh nhưng không có hiệu quả chống lạnh, đó chỉ là vết tích của phản xạ chống
lạnh từ tổ tiên xa xưa còn lại.
- Tăng quá trình sinh nhiệt là yếu tố chủ đạo trong cơ chế chống lạnh.
Quá trình sinh nhiệt tăng là do tăng chuyển hóa của các tế bào dưới tác dụng
của hormon tuyến giáp và tuyến thượng thận.
Run cơ cũng làm tăng sinh nhiệt. Khi bị lạnh thường có phản xạ run cơ.
Lúc này trương lực các cơ tăng lên gây ra hiện tượng “cóng”. Run cơ không
tạo ra công cơ học nhưng sinh ra nhiều nhiệt. Khi cơ thể bị mất đột ngột một
lượng nhiệt nhất định thì có hiện tượng rùng mình (run mạnh cơ trong một
thời gian ngắn), để bù lại lượng nhiệt vừa bị mất.
103