Page 109 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 109
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thân nhiệt
3.1. Yếu tố sinh lý
- Vận cơ: Có thể làm tăng nhiệt độ trung tâm lên 2 C hoặc hơn. Nhiệt độ
o
trực tràng có thể lên đến 38,5-40 C khi lao động thể lực nặng, lên đến 41 C
o
o
khi vận cơ quá mức và kéo dài.
- Nhịp sinh học (nhịp ngày đêm): Thân nhiệt giảm tối thiểu vào buổi
đêm khi đang ngủ và tăng nhẹ vào sáng sớm. Thân nhiệt đạt tối đa vào buổi
o
chiều. Mức biến đổi nhiệt độ trong ngày là khoảng 1 C.
- Chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ: Thân nhiệt sau ngày rụng trứng có thể
.
o
tăng hơn trước ngày rụng trứng khoảng 0,3-0,5 C Những tháng cuối thai kỳ,
thân nhiệt có thể tăng thêm 0,5-0,8 C.
o
- Tuổi: Trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn do tăng các
hoạt động vật lý lẫn chuyển hoá. Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và người già đều
có thân nhiệt không ổn định.
3.2. Yếu tố bệnh lý
Tăng thân nhiệt có thể gặp trong nhiễm trùng, cường giáp hoặc u tuyến
thượng thận... Giảm thân nhiệt có thể gặp trong bệnh tả thể giá lạnh hoặc
suy giáp.
105