Page 113 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 113

+  Hàm  lượng  Hb  trong  máu  người  trưởng  thành  bình  thường  dao

                         động từ: 12 - 18g/dl.

                         2.2. Số lượng và đời sống hồng cầu

                         2.2.1. Số lượng hồng cầu
                                                                                 12
                               Ở người trưởng thành: 4,4 - 5,7 T/l (1Tera = 10  tế bào):
                                                                           12
                                                  Nam: 5,4  0,3 T/l (x 10  tế bào/lit)
                                                                           12
                                                   Nữ: 4,7  0,3 T/l (x 10  tế bào/lit)
                              - Thay đổi sinh lý: tăng đối với người sống ở vùng cao hoặc người lao

                         động nặng, ở trẻ sơ sinh. Giảm trong trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng

                         cuối, sau ăn no.

                              - Thay đổi bệnh lý: tăng trong bệnh đa hồng cầu, mất nước làm cô đặc

                         máu. Giảm trong các bệnh thiếu máu, các bệnh lý về gan thận.

                         2.2.2. Đời sống hồng cầu
                              Hồng cầu sống trung bình khoảng100-120 ngày. Những hồng cầu khi già

                         cỗi không còn đảm bảo chức năng bình thường nữa sẽ bị phá huỷ bởi các đại

                         thực bào ở lách, gan và tuỷ xương. Sau khi bị phá huỷ các thành phần của

                         hemoglogin như: acid amin, sắt, porphyrin được giải phóng vào máu. Chúng

                         được vận chuyển tới tuỷ xương và gan để tái sử dụng hoặc chuyển hoá và đào
                         thải ra ngoài.

                         2.3. Chức năng của hồng cầu

                         2.3.1. Vận chuyển khí:

                              + Vận chuyển oxy, do phân tử Hb có thể dễ dàng kết hợp với O 2 theo

                         phản ứng sau:

                                                Hb  +  O 2                 HbO 2 (oxyhemoglobin)
                                                                                     ++
                              Trong phân tử HbO 2 , oxy được gắn lỏng lẻo với Fe  của phần Hem mà
                         không làm thay đổi hoá trị của sắt.

                              Việc kết hợp hay phân ly O 2 phụ thuộc vào phân áp khí O 2: Ở phổi phân

                         áp O 2 cao, nên khi máu đến phổi thì Hb kết hợp với O 2 tạo ra oxyhemoglobin

                         (mỗi phân tử Hb kết hợp với 4 phân tử oxy), máu trở thành màu đỏ tươi.





                                                                109
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118