Page 114 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 114
Ở mô/tổ chức, phân áp O 2 giảm thấp, nên máu đến mô thì O 2 phân ly khỏi
Hb, tạo thành Hb khử (máu trở nên đỏ sẫm).
98% O 2 trong máu được vận chuyển bởi Hb. Cứ 1 gam Hb sẽ kết hợp tối
đa với 1,34 ml O 2. Nếu một người có nồng độ Hb là 150 g/l thì khả năng vận
chuyển O 2 của người đó là 1,34 x 150 = 200 ml O 2/1 lit máu.
+ Vận chuyển CO 2 từ mô về phổi nhờ sự kết hợp của CO 2 với nhóm
amin (-NH 2) của globin.
Tuy nhiên trong máu, Hb chỉ vận chuyển khoảng 20% CO 2, còn lại CO 2
được vận chuyển chủ yếu nhờ muối kiềm và protein của huyết tương.
Hb + CO 2 HbCO 2 (cacbaminohemoglobin)
Ở mô: phân áp CO 2 cao, Hb sẽ kết hợp với CO 2. Khi đến phổi là nơi có
phân áp CO 2 thấp, CO 2 sẽ phân ly khỏi Hb.
2.3.2. Tham gia chức năng đệm, điều hoà pH máu
Hb cũng đóng vai trò như một hệ đệm, góp phần điều hoà cân bằng
acid - base của cơ thể. Điều này giúp cho pH của máu luôn được duy trì
một cách hằng định. Tác dụng đệm của Hb chiếm 70% tác dụng đệm của
máu toàn phần.
2.4. Quá trình sản sinh và điều hoà sản sinh hồng cầu
2.4.1. Quá trình sinh sản hồng cầu
Trong những tuần đầu của phôi, hồng cầu được sinh ra từ lá thai giữa.
Từ tháng thứ 2 trở đi gan, lách sau đó là tuỷ xương, hạch và tuyến ức sản sinh
ra hồng cầu (trong đó gan đóng vai trò chủ yếu).
Những tháng cuối của thai kì sự sản sinh hồng cầu khu trú hẳn về tuỷ
xương, lách và hạch lympho.
Khi trẻ ra đời, phát triển và trưởng thành: tuỷ xương là nơi duy nhất sản
sinh hồng cầu. Ở trẻ nhỏ, hồng cầu được sinh ra từ tuỷ của tất cả các xương.
Ở người trưởng thành, chỉ có tuỷ đỏ của xương sản sinh hồng cầu.
110