Page 98 - Dược lý - Dược
P. 98

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN THẦN KINH TRUNG ƯƠNG





                  MỤC TIÊU
                       Trình bày được khái niệm, phân loại, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng

                      không mong muốn, chống chỉ định của các nhóm thuốc:
                      1. Gây mê, gây tê

                      2. An thần gây ngủ, chống co giật

                      3. Ức chế tâm thần, chống trầm cảm

                      4. Giảm đau trung ương

                  1. THUỐC GÂY MÊ – GÂY TÊ
                  1.1. Khái niệm

                  1.1.1. Thuốc gây mê

                         Thuốc gây mê là thuốc ở liều điều trị ức chế có hồi phục thần kinh trung ương, làm

                  mất ý thức, cảm giác (đau, nóng, lạnh...), làm mất phản xạ, giãn mềm cơ nhưng vẫn duy trì

                  được các chức năng quan trọng của sự sống như hô hấp, tuần hoàn.
                  1.1.2. Thuốc gây tê

                         Thuốc gây tê là thuốc có khả năng ức chế có hồi phục sự phát sinh và dẫn truyền

                  xung động thần kinh từ ngoại vi về trung ương, làm mất cảm giác (cảm giác đau, nóng,

                  lạnh...) của một vùng cơ thể nơi đưa thuốc. Liều cao, thuốc còn gây ức chế chức năng vận

                  động.
                         Bệnh nhân bị mất cảm giác trên một vùng nhất định của cơ thể nhưng vẫn duy trì

                  được ý thức.

                  1.2. Cơ chế tác dụng

                         Thuốc gây mê – gây tê là nhóm thuốc có chung một cơ chế tác dụng. Các thuốc

                  nhóm này có thể gây ức chế dẫn truyền ở thần kinh trung ương theo các cơ chế sau:
                                                                                                           
                                                                                         +
                         - Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào thần kinh với Na , cản trở ion Na  qua
                  màng, do đó ngăn cản khử cực màng.
                         - Kích thích trực tiếp receptor GABA hoặc tạo thuận lợi cho GABA gắn vào receptor

                                            
                  của nó, làm tăng dòng Cl  vào tế bào.

                                                                                                              91
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103