Page 96 - Dược lý - Dược
P. 96
- Liều dùng: thông thường uống hoặc tiêm dưới da, tiêm bắp 0,5- lmg/24h.
Liều tối đa: tiêm dưới da lmg/lần, 2mg/24h; uống 2mg/lần, 3mg/24h.
- Homatropin là thuốc tổng hợp, có tác dụng tương tự atropin nhưng nhanh và ngắn
hơn (tác dụng kéo dài 24 giờ). thường dùng thay thế atropin để gây giãn đồng tử, liệt thể
mi. Dùng dung dịch nhỏ mắt 2- 5%.
4.7. Thuốc ức chế hệ N ở cơ vân (Thuốc mềm cơ, dẫn chất cura)
Về bản chất hóa học, thuốc mềm cơ đều là các hợp chất có chứa nitơ, trong đó có
tác dụng mạnh nhất là hợp chất chứa nitơ bậc 4. Chúng được gọi tên chung là các chất cura.
4.7.1. Phân loại
Trong lâm sàng, phân loại dựa vào cơ chế tác dụng giúp cho việc lựa chọn thuốc dễ
dàng hơn, gồm 2 loại:
- Cura chống khử cực: Pancuronium, vecuronium, atracurium, rocuronium,
mivacurium.
- Cura gây khử cực lâu bền: suxamethonium.
4.7.2. Đặc điểm tác dụng
Các thuốc mềm cơ có tác dụng phong bế hệ N ở cơ xương, làm ngừng dẫn truyền
xung động thần kinh qua synap thần kinh - cơ dẫn tới giãn và mềm cơ xương. Ngoài tác
dụng giãn mềm cơ, thuốc còn có tác dụng phong bế hạch thực vật nhưng yếu.
Tác dụng giãn mềm cơ không xuất hiện đồng thời mà theo một trình tự nhất định và
mức độ mềm cơ phụ thuộc vào liều dùng. Thông thường, các nhóm cơ vận động tinh tế
mềm trước rồi đến nhóm cơ thô sơ: đầu tiên cơ cổ gáy, cơ mặt (gục đầu, sụp mi mắt, trễ
hàm dưới, giãn thanh quản) tiếp đến nhóm cơ chi (cơ tay, chân), cơ thân (cơ lưng, bụng, cơ
gian sườn, cuốì cùng là cơ hoành). Khi cơ gian sườn và cơ hoành bị mềm, bệnh nhân mất
khả năng hô hấp có thể tử vong. Thứ tự phục hồi theo chiều ngược lại.
Thuốc có tác dụng hiệp đồng vối thuốc gây mê, thuốc an thần gây ngủ.
4.7.3. Chỉ định
- Được dùng làm thuốc mềm cơ trong phẫu thuật.
- Tăng trương lực cơ, tăng vận động.
- Điều trị co giật do uốn ván, ngộ độc strychnin, sốc điện.
89