Page 88 - Dược lý - Dược
P. 88

- Trên cơ trơn tử cung: thuốc làm co cơ trơn và co mạch máu tử cung nên được ứng

                  dụng làm thuốc co hồi và cầm  máu tử cung sau khi sinh. Khác với oxytoxin, alcaloid cựa

                  lõa mạch gây co tử cung không phụ thuộc vào trạng thái của tử cung và co bóp không có

                  tính chất sinh lý nên không dùng làm thuốc kích thích đẻ.
                         Trên các cơ trơn khác: thuốc gây co nhẹ cơ trơn khí phế quản và cơ trơn tiêu hoá. Vì

                  vậy, khi dùng liều cao  có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

                  4.2.3.2. Chỉ định
                         Đau nửa đầu (migrain) và đau đầu do các rối loạn vận mạch khác.

                         Co hồi tử cung sau đẻ.

                         Phòng và điều trị chảy máu tử cung sau khi sinh hoặc sau khi nạo thai.

                  4.2.3.3. Tác dụng không mong muốn
                         Thường gặp là rối loạn tiêu hoá (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy), rối loạn cảm giác

                  và vận động (như ảo giác, giật cơ, tê đầu chi). Liều cao, gây co mạch mạnh, kéo dài làm

                  thiếu máu cục bộ, tắc mạch ngoại vi, hoại tử.

                  4.2.3.4. Chống chỉ định
                         Suy tuần hoàn ngoại biên.

                         Tăng huyết áp.

                         Thiếu máu cục bộ cơ tim.
                         Loét dạ dày tá tràng.

                         Bệnh gan, thận nặng.

                         Phụ nữ có thai, cho con bú.

                  4.2.3.5. Chế phẩm và liều dùng
                         - Ergotamin: thường điều trị đau nửa đầu. Uống1- 2 mg/ lần, 1- 3 lần/ 24h, tổng

                  liều không quá 6mg. Viên 1mg, 2mg. Ngày nay ít dùng vì rất nhiều độc tính.

                         - Dihydroergotamin: điều trị đau nửa đầu và hạ huyết áp thế đứng. Tiêm 1mg/ lần,

                  tổng liều tối đa 6mg/tuần. Uống 3mg/ lần, 3lần/ 24h. Nên uống ngay trước bữa ăn.
                         - Ergometrin (Ergonovin): thường dùng để co hồi tử cung: 0,2mg/ lần.

                  4.3. Thuốc ức chế giao cảm thụ thể  (chẹn       )

                  4.3.1. Phân loại

                         Dựa vào vị trí và cơ chế, thuốc ức chế - adrenergic được chia làm 2 nhóm:


                                                                                                              81
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93