Page 87 - Dược lý - Dược
P. 87

Tăng huyết áp.

                         Suy tim sung huyết.

                         Phì đại tuyến tiền liệt.

                  4.2.2.3. Tác dụng không mong muốn
                         Thường gặp là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, ngủ gà, đánh trống ngực, hạ huyết áp

                  thế đứng, khô miệng, táo bón, sung huyết mũi và rối loạn tình dục.

                  4.2.2.4. Chống chỉ định
                         Suy tim do tắc nghẽn như hẹp van 2 lá, hẹp động mạch chủ.

                  4.2.2.5. Chế phẩm và liều dùng
                         Chế phẩm: viên nang 1, 2 và 5mg.

                         Liều dùng: khởi đầu  0,5mg/ lần, 2-3 lần/24h, duy trì 1-2mg/lần, 2 lần/ 24h.

                  4.2.3. Alcaloid cựa lõa mạch

                         Các alcaloid của nấm cựa lõa mạch được lấy từ Claviceps purpurea, một loại nấm
                  ký sinh trên các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch đen.

                          Dựa vào cấu trúc hóa học chia alcaloid của nấm cựa lõa mạch thành 2 nhóm:

                         - Nhóm có cấu trúc polypeptid: ergotamin, dihydroergotamin, ergotoxin.

                         - Nhóm có cấu trúc amin (dẫn xuất của acid lysergic): ergometrin, metylergometrin.

                  4.2.3.1. Cơ chế tác dụng
                         Thuốc vừa ức chế vừa kích thích receptor - adrenergic (chất đối kháng và chủ vận

                  từng phần trên receptor - adrenergic), kháng serotoninergic và kích thích dopaminergic.

                         Các alcaloid cựa lõa mạch đều có đặc điểm tác dụng và cơ chế giống nhau, chỉ khác

                  nhau  về  cường  độ  tác  dụng  và  mức  độ  chọn  lọc  trên  các  cơ  quan  (ergotamin  và

                  dihydroergotamin tác dụng ưu tiên trên mạch ngoại vi còn ergometrin tác dụng ưu tiên trên
                  tử cung).

                         - Trên cơ trơn mạch máu: tác dụng của thuốc phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu

                  tố (loại mạch máu, liều dùng...). ở liều điều trị, ergotamin và dẫn xuất gây co mạch ngoại

                  vi nhất là khi mạch ở trạng thái giãn (tuy nhiên, thuốc gây giãn mạch ở những mạch bị co

                  thắt). Liều cao, thuốc gây co mạch mạnh và kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu cục bộ cơ tim
                  và hoại tử chi. Thuốc giãn mạch trực tiếp (natri nitroprussiat) đối kháng, làm mất tác dụng

                  co mạch của các alcaloid cựa lõa mạch.


                                                                                                              80
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92